Điểm tựa cho con

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/12/2014 | 2:39:09 PM

Từ ngày con đi học xa đến giờ, ba mẹ luôn là những người quan tâm lo lắng cho con nhất. Con nhớ lắm cái ngày con chuẩn bị thi cấp ba, với tâm lí của một đứa trẻ nhút nhát không muốn xa gia đình, con chỉ muốn học ở trường cấp ba gần nhà. Con đã quyết định vậy và nghĩ rằng ba mẹ sẽ để con tự quyết về việc học của mình nhưng ba mẹ lại bảo con nên ra ngoài thành phố học tập.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lúc đầu con thật sự không thích vì con không hề muốn đến một nơi xa lạ từ chỗ ở đến bạn bè, trường lớp. Con đã kịch liệt phản đối nhưng với sự động viên của bố mẹ, con cũng quyết định ra thành phố học. Đây quả thực là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc sống của con. Xa nhà, xa ba mẹ, phải ở trọ một nơi lạ lẫm là điều làm con vô cùng hẫng hụt. Con phải làm quen với môi trường học tập mới hoàn toàn và nhiều bạn bè mới, phải tự làm mọi việc một cách độc lập. Điều này làm con chưa thể thích ứng ngay được.

Nhưng dần dần con chợt phát hiện ra rằng, con đang được sống trong một môi trường mới mẻ và tốt đẹp. Thầy cô giáo là những người rất yêu nghề và yêu học sinh, luôn truyền đạt cho con những kiến thức mới và sâu rộng. Con được học tập trong một môi trường vô cùng tốt, học sinh ở trường ngoan ngoãn, đoàn kết, không có bạo lực học đường. Mỗi khi có gì không hiểu, thầy cô và các bạn đều giảng giải kĩ lưỡng cho con. Con có thêm được rất nhiều người bạn tốt, mỗi bạn một cá tính, phong cách khác nhau nhưng điểm chung là luôn chan hòa và say mê học tập.

Con được tham gia vào nhiều hoạt động do nhà trường tổ chức, sôi nổi và ý nghĩa. Và con chợt hiểu ra vì sao ba mẹ lại muốn cho con ra thành phố học mặc dù như vậy ba mẹ sẽ vất vả hơn nhiều. Nếu lúc trước ba mẹ không định hướng cho con sự lựa chọn đúng đắn thì có lẽ con sẽ không bao giờ nhận được những điều tốt đẹp đến vậy và cũng sẽ không trở thành người tự tin như ngày hôm nay. Nhờ vậy mà con có thể sống cuộc sống tự lập mà không bị bỡ ngỡ trong những chặng đường tiếp theo của cuộc sống.

Con sẽ không bao giờ quên được những buổi sáng mùa đông giá rét ba mẹ phải đưa con ra trường cách nhà mấy chục cây số, nhớ sự lo lắng của ba mẹ khi thấy con gầy đi, nhớ sự chăm sóc của ba mẹ lúc con bị ốm và nhớ những món ăn ngon mà lúc nào mẹ cũng chuẩn bị cho con mang đi học những ngày đầu tuần. Con nhớ những lúc con đạt những thành tích cao trong học tập, ba mẹ đã vui biết chừng nào. Ba mẹ luôn nói với con rằng, con học tập tốt là món quà ý nghĩa nhất đối với ba mẹ.

Con còn nhớ những giọt mồ hôi và làn da đen xạm đi vì phải là việc vất vả kiếm tiền cho con ăn học của ba mẹ, ấy vậy mà không bao giờ ba mẹ than trách, kêu ca. Đúng như người ta thường nói: “Không gì có thể đo nổi tấm lòng cha mẹ”. Con luôn tỏ ra điềm nhiên nhưng khi thấy ba mẹ vất vả vì con như vậy con đã tự nhủ mình phải học tập thật tốt để không phụ công ba mẹ và  dù có bất kì khó khăn nào con cũng sẽ nỗ lực vượt qua.

Sắp đến kì thi đại học, ba mẹ chưa bao giờ gây cho con bất kì một áp lực tâm lí nào mà chỉ động viên con cố gắng học tập. Mặc dù mong muốn của ba mẹ là con thi đại học sư phạm nhưng khi con nói ước mơ của con là thi đỗ Đại học Ngoại thương, ba mẹ không phản đối mà còn ủng hộ con thực hiện ước mơ của mình. Con thật sự rất cảm động. Tuy con biết trường đại học con muốn thi có điểm vào rất cao nhưng con sẽ cố gắng học tập thật tốt để thi đỗ. Con rất tự tin vì con biết rằng ba mẹ luôn ở phía sau động viên và là điểm tựa mỗi khi con vấp ngã. Con cảm ơn vì những điều tốt đẹp mà ba mẹ đã dành cho con. Ba mẹ luôn chiếm một vị trí lớn nhất trong trái tim con. Con yêu ba mẹ rất nhiều!

Đoàn Thị Thu Hằng (Lớp 12T4, Trường THPT Nguyễn Huệ, TP Yên Bái)

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục