Bệnh vô cảm trong cuộc sống hiện đại

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/5/2018 | 7:54:21 AM

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh đáng sợ - bệnh vô cảm. Vô cảm là thái độ thờ ơ không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, làm ngơ trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Cách sống tiêu cực ấy đã đi ngược với truyền thống, đạo lý của dân tộc ta.


Câu chuyện ngụ ngôn "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” xuất hiện từ thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ. Đến khi lửa cháy lan sang nhà anh ta, mọi thứ đều thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận kêu khóc. 

Bài học rút ra từ câu chuyện này là hãy biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, đừng như anh chàng kia vì thờ ơ, ích kỷ đã tự chuốc họa vào thân!

Bệnh vô cảm hiện nay khá phổ biến trong xã hội, biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Một thanh niên vạm vỡ ngồi trên xe buýt chật kín người nhưng lại không nhường chỗ cho cụ già. Một học sinh lớn thấy em nhỏ bị ngã mà không đỡ dậy.
 
Doanh nghiệp thi nhau làm hàng giả, hàng kém chất lượng với mục đích thu lợi nhuận cao mà không hề nghĩ đến những tác hại về sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Thấy người bị tai nạn mà không giúp đỡ đi xe lướt qua chụp ảnh rồi đăng lên facebook. Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt… Đó là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đến tàn nhẫn, đáng bị phê phán.

Bệnh vô cảm đang có chiều hướng lan rộng, không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào ngay trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái lại không đoái hoài gì đến. Anh em ruột thịt tranh giành đất đai. Chồng uống rượu say cãi vã, đánh đập vợ con. 

Tất cả đều đến từ mâu thuẫn trong gia đình từ tính ích kỉ, cái tôi cá nhân, ghen ghét lẫn nhau. Chính ma lực của đồng tiền, quyền lực, danh vọng đã làm con người quên đi tình thương với chính bản thân và gia đình.
 
Đặt cái tôi cá nhân quá cao cũng không tốt vì sẽ chẳng ai nghe theo một người mà đi ngược so với phần còn lại. Tính ích kỷ không bao giờ đưa bạn đi đến thành công mà sẽ biến bạn trở thành một người vô cảm, không biết quan tâm đến người khác, chỉ nghĩ đến cái lợi cá nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm nhưng phần nhiều là do sợ liên lụy.
 
Nhiều người sẽ nói: "Không phải việc của mình thì đừng nên quan tâm, coi chừng rước họa vào thân”.

Trong cuộc sống hiện đại, giới trẻ thường quá tập trung vào công việc, học tập, lướt web mà không có thời gian quan tâm nhiều đến gia đình. Cha mẹ không thực sự quan tâm đến con cái, ít dạy con có sự đồng cảm với người khác.
 
Lối sống thờ ơ, vô cảm còn xuất phát từ bản thân thiếu tình yêu thương như những đứa trẻ từ nhỏ đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ ly hôn, thiếu tình cảm và sự dạy bảo của một trong hai người. Nhìn đứa trẻ khác có nhiều thứ hơn mình, đứa trẻ dễ cảm thấy tự ti, ghen ghét, sống nội tâm và dần trở nên vô cảm.
 
Chính vì thế, người lớn phải có định hướng đúng đắn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thái độ sống vô cảm trong xã hội hiện nay cần phải loại bỏ, bản thân mỗi chúng ta hãy biết đồng cảm, học hỏi những bài học trong cuộc sống, yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh!

Con người được sinh ra là để yêu thương, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và chỉ có sự chân thành quan tâm mới có thể duy trì một mối quan hệ bền vững. Hãy mở lòng trao đi thật nhiều yêu thương để nhận lại những điều tuyệt vời từ cuộc sống tươi đẹp!

Bùi Lê Minh

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục