Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý 5 vấn đề trước kỳ thi THPT quốc gia 2019

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/6/2019 | 1:43:53 PM

Sáng 24-6, cán bộ làm công tác coi thi THPT quốc gia trên toàn quốc đã họp tại điểm thi; rà soát những khâu cuối cùng để chiều 24-6, đón thí sinh đến làm thủ tục dự thi. Thí sinh sẽ bắt đầu môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn vào sáng mai (25-6).

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ kiểm tra công tác thi tại Hoài Đức.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ kiểm tra công tác thi tại Hoài Đức.

Trong buổi sáng 24-6, các cán bộ, giáo viên, giảng viên sẽ một lần nữa được tập huấn về quy chế thi; được phổ biến lại về thời gian, lịch trình thi; đặc biệt được phân công nhiệm vụ cụ thể trong những ngày diễn ra kỳ thi.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có 887.104 thí sinh đăng ký dự thi. Các thí sinh dự thi tại 1980 điểm thi, 38.050 phòng thi. Trong đó, thí sinh chỉ đăng ký để xét tốt nghiệp THPT là 233.977, chiếm 26.38%; thí sinh chỉ đăng ký để xét tuyển sinh ĐH-CĐ là 30.202, chiếm 3.40%; thí sinh thi đăng ký để xét tốt nghiệp và tuyển sinh 622.925, chiếm 70.22%.

Khi vào phòng thi, thí sinh phải trình thẻ dự thi cho cán bộ coi thi. Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GD-ĐT); Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Thí sinh không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, cho đến nay, công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia cơ bản đã hoàn tất, nhưng còn thời gian để rà soát công việc, khớp nối giữa các tổ chức, cá nhân liên quan.

Bộ trưởng đặc biệt lưu ý 5 vấn đề, trong đó trước hết là khâu bảo quản đề thi, bài thi. Đây là nội dung quan trọng, cán bộ được phân công liên quan đến công tác in sao đề thi, bảo vệ đề thi, bài thi cần nêu cao trách nhiệm.

"Dù đã có camera giám sát, nhưng nếu cán bộ làm công tác này không có ý thức trách nhiệm cao để giám sát thì rủi ro vẫn có thể xảy ra”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Thứ 2 là công tác coi thi, đây là khâu dễ xảy ra sai phạm, nên các cán bộ coi thi cần nắm rất vững quy chế, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, làm việc theo đúng quy trình, chắc chắn, đúng người, đúng việc theo đúng quy định của quy chế; cẩn trọng từ những việc nhỏ nhất, như chữ ký giám thị…

Đặc biệt, cần quan tâm đến việc phát hiện các thiết bị công nghệ cao có thể sử dụng để gian lận. Về công tác thanh tra, kiểm tra, cần hoàn thiện tất cả các quy trình, các bước thực hiện, bởi chỉ cần sơ hở một công đoạn nhỏ trong một quy trình cũng sẽ dẫn đến rủi ro.

"Thanh tra, giám sát chặt chẽ nhưng không làm căng thẳng. Công tác thanh kiểm tra không chỉ giới hạn ở những người làm công tác này; đồng thời đề nghị các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân, cử tri cùng tăng cường giám sát để có một kỳ thi thực sự nghiêm túc, trung thực”, Bộ trưởng nói. Cùng với đó là công tác phục vụ kỳ thi, từ điện, nước, nơi ăn chốn ở của giám thị; vấn đề giao thông…

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi lời chúc đến các thầy cô, thí sinh trên toàn quốc có một kỳ thi thành công, an toàn, hiệu quả.

(The SGGP)

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo

Chiều 19/4, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông tại Trường THPT Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục