Trường học ở Trấn Yên: Giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động kinh tế địa phương

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/5/2021 | 7:47:00 AM

YênBái - Đến nay, toàn huyện có 25/25 trường học bậc THCS, 3/3 trường bậc THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.

Các doanh nghiệp phát tờ rơi tư vấn các ngành nghề trong tương lai cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX huyện Trấn Yên trong ngày hội Tư vấn hướng nghiệp năm 2021. (Ảnh: Kim Oanh)
Các doanh nghiệp phát tờ rơi tư vấn các ngành nghề trong tương lai cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX huyện Trấn Yên trong ngày hội Tư vấn hướng nghiệp năm 2021. (Ảnh: Kim Oanh)

Thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, giai đoạn 2018 - 2025”, trong 3 năm qua, các trường học trên địa bàn huyện Trấn Yên đã bám sát hệ thống văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện và Sở Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện làm tốt công tác khảo sát, tư vấn phân luồng học sinh phổ thông.

Cùng với triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, kế hoạch của Sở GD&ĐT, của huyện, Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) Trấn Yên, các trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tăng cường nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp (GDHN), định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh, học sinh và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. 

Thông qua các buổi tư vấn, tham quan các cơ sở sản xuất, giúp học sinh thêm hiểu về ngành nghề, nhu cầu lao động trong và ngoài tỉnh, từ đó xác định hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS, THPT và lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực bản thân. 

Các trường học trên địa bàn thực hiện dạy đủ, đúng chương trình, thời lượng, chủ đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, lớp 12 theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tăng cường tích hợp, liên hệ thực tế, từng bước hình thành nhận thức của học sinh về định hướng nghề nghiệp; thường xuyên cập nhật các thông tin chỉ tiêu tuyển sinh các trường THPT, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn huyện, tỉnh và các trường đại học trong cả nước; thông tin môn thi, lịch thi, giới thiệu, tư vấn, để học sinh lượng sức học lựa chọn đăng ký ngành, nghề, trường cho phù hợp với năng lực, sở trường. 

Đồng thời tổ chức khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của học sinh lớp 9, lớp 12 sau tốt nghiệp THCS, THPT trên địa bàn gắn với việc vận động, tư vấn định hướng học sinh tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của tỉnh. Đặc biệt, thường xuyên đổi mới nội dung GDHN thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng tinh giản, thiết thực; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bổ sung cập nhật các nội dung GDHN trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn; gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; khuyến khích việc dạy nghề truyền thống của địa phương.

Huyện đã đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình học sinh cũng như điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Xây dựng thí điểm mô hình GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông tại các xã Hòa Cuông, Kiên Thành, Lương Thịnh. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị Trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Hưng Khánh, Phòng GD&ĐT và Trung tâm GDNN-GDTX trong hoạt động GDHN và định hướng phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đến nay, toàn huyện có 25/25 trường học bậc THCS có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 25/25 trường có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; 17/25 trường đưa nghề truyền thống của địa phương vào giảng dạy trong chương trình nghề phổ thông. Một số nghề như: trồng dâu nuôi tằm, trồng tre măng Bát độ, trồng cây ăn quả có múi, trồng cây dược liệu, làm ván bóc… 

Bậc THPT, có 3/3 trường có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 3/3 trường có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; 3/3 trường đưa nghề truyền thống của địa phương vào giảng dạy trong chương trình nghề phổ thông...

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên Vũ Quốc Long cho biết: "Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHN; dạy chương trình GDTX cấp THPT kết hợp dạy trung cấp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN trong giáo dục phổ thông; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn hướng nghiệp; huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh… đã giúp huyện Trấn Yên thực hiện Đề án bảo đảm tiến độ, kết quả theo chỉ tiêu được giao. Quan trọng hơn cả là nhiều học sinh có định hướng nghề nghiệp tốt, xác định được hướng đi của bản thân, có tinh thần hiếu học, cần cù trong lao động sản xuất, có ý chí phấn đấu vươn lên để lập thân, lập nghiệp”.

Thành Trung

Tags Trấn Yên Giáo dục hướng nghiệp học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp năng lực

Các tin khác
Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Quang cảnh buổi tập huấn.

Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh năm học 2024-2025 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục-Đào tạo Yên Bái đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao tại Giao lưu

Người Việt từ xưa đã có câu “Nét chữ, nết người”, cho thấy tầm quan trọng của việc viết chữ đẹp có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng, hình thành nhân cách con người. Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Văn Chấn không chỉ tổ chức nhiều hội thi, cuộc thi chuyên môn mà còn tổ chức thành công Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023-2024, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho học sinh và giáo viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục