Văn Chấn chăm lo sự nghiệp giáo dục vùng cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/8/2022 | 7:46:56 AM

YênBái - Những năm qua, huyện Văn Chấn đã tập trung làm tốt công tác phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi; không ngừng đẩy mạnh PCGD tiểu học và THCS; phân luồng học sinh sau THCS… Tuy nhiên, huyện Văn Chấn vẫn rất cần những cơ chế, chính sách phù hợp, tập trung mọi nguồn lực, tạo đột phá hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Búng trong giờ học.
Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Búng trong giờ học.

Ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn cho biết: "Phòng đã chủ động tham mưu với UBND huyện tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục; đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học theo hướng chuẩn quốc gia; sắp xếp hợp lý các điểm trường lẻ, tăng quy mô trường, lớp học và nhà bán trú; nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học tại các xã vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, các xã, thị trấn, chỉ đạo các đơn vị trường học trực thuộc, các trung tâm học tập cộng đồng duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn”. 

Tính đến hết năm học 2021- 2022, toàn huyện có 61 đơn vị trường trực thuộc, 24 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, PCGD mức độ 3 và 13/24 xã đạt phổ cập THCS mức độ 3, 21/24 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được duy trì thường xuyên giữa giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. 

Toàn huyện đã có 30 trường đạt chuẩn quốc gia; công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được quan tâm, chú trọng, số trường cấp THCS có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của địa phương đạt trên 73%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đỗ vào các trường THPT đạt trên 57%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt gần 27%. Cùng với đó, công tác đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ các đơn vị trường vùng cao đạt chuẩn quốc gia cũng được huyện quan tâm. 

Chỉ tính riêng năm 2021, ngành giáo dục và đào tạo huyện đã rà soát, tham mưu với UBND huyện đầu tư xây dựng tại 11 đơn vị trường gồm: 22 phòng học, 15 phòng học bộ môn, 39 phòng hành chính quản trị, 24 phòng công vụ và các công trình phụ trợ khác với tổng kinh phí trên 64 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách huyện trực tiếp đầu tư 4 công trình 15,7 tỷ đồng, còn lại huyện đối ứng trên 48,4 tỷ đồng. Huyện phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 công nhận thêm 31 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 9 trường chuẩn quốc gia mức độ 2. 

Bà Phạm Thị Nga - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Búng cho biết: "Do đặc thù trường nằm trên địa bàn xã vùng cao thượng huyện, tỷ lệ con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học tại đây ở mức cao. Song, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi đang triển khai phương án chuyển đổi, cải tạo một số phòng ở thành các phòng chức năng, đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường”. 

Giáo dục và đào tạo ở vùng cao huyện Văn Chấn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ; trong đó, cần phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, đổi mới trong công tác giảng dạy; tăng quy mô huy động trẻ ra lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Tin rằng, với những giải pháp đã và đang được triển khai, giáo dục ở huyện vùng cao Văn Chấn sẽ ngày càng đạt được những thành tích cao.
Ngọc Sơn

Tags Văn Chấn giáo dục vùng cao điểm trường lẻ trường đạt chuẩn quốc gia Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Búng

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục