Trường học Yên Bái tăng hiệu quả từ hoạt động trải nghiệm

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/3/2024 | 7:48:58 AM

YênBái - Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động này được thiết kế nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các hoạt động này không chỉ mang lại hiệu quả trong việc nắm vững kiến thức mà còn khuyến khích sự sáng tạo, phát triển kỹ năng sống và tạo ra một môi trường học tập tích cực.

Các nghệ nhân trình diễn Nghệ thuật Khèn Mông trong chương trình tổ chức nội dung giáo dục địa phương của Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái.
Các nghệ nhân trình diễn Nghệ thuật Khèn Mông trong chương trình tổ chức nội dung giáo dục địa phương của Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái.

>> Yên Bình giáo dục bản sắc văn hóa trong trường học


Trường Mầm non Hồng Ca, huyện Trấn Yên có đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày và Mông. Năm học 2023 - 2024, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhà trường rất chú trọng và đã có kế hoạch triển khai khôi phục lại các điệu xòe then của dân tộc Tày, điệu múa khăn, múa ô, múa khèn của dân tộc Mông vào các hoạt động trong ngày của trẻ. 


Theo đó, nhà trường đã tổ chức các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Tày, dân tộc Mông ở không gian sân trường. Đồng thời, cải tạo sân chơi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ; tổ chức nhiều hoạt động để trẻ được trải nghiệm qua các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, góp phần phát triển thể chất, thẩm mỹ và giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảm nhận, lưu giữ sâu sắc về các nét đẹp đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc. 

Đến nay, với sự đồng thuận cao từ phụ huynh, 100% học sinh đã có trang phục theo dân tộc của mình; 100% giáo viên là người dân tộc Tày, Dao, Thái, Kinh có trang phục truyền thống.

Việc mặc trang phục dân tộc được quy định vào thứ 4 hàng tuần và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Các giáo viên trong trường đều khẳng định, đây là một cách giáo dục hiệu quả cho học sinh về nét đẹp văn hóa, biết bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Chị Lý Kim Thanh - phụ huynh học sinh cho biết: "Nhờ các hoạt động trải nghiệm trong trường, con tôi hiểu thêm nhiều giá trị văn hoá truyền thống, từ đó bồi đắp tình yêu với văn hoá truyền thống của dân tộc”.


Trước Tết Nguyên đán 2024, Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái tổ chức hoạt động, nội dung giáo dục địa phương "Sắc màu quê hương” dưới hình thức hoạt động trải nghiệm chung. Thông qua hoạt động, các em học sinh được trang bị cho mình những kiến thức phong phú về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Yên Bái.

Thú vị nhất là phần thực hành vận dụng của học sinh, khi các em được trải nghiệm làm các sản phẩm STEM để giới thiệu về phong tục tập quán, ẩm thực của các dân tộc trên quê hương và trực tiếp thực hiện làm các món ăn đặc sản của các dân tộc tại các gian hàng. Trong chuỗi hoạt động trải nghiệm, nhà trường cũng đã phát động chương trình "Tết vì bạn nghèo”, khơi gợi được tinh thần tương thân, tương ái trong học sinh toàn trường. Chương trình văn nghệ không chỉ có các em học sinh biểu diễn mà nhà trường còn mời các nghệ nhân người Mông xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn trình diễn nghệ thuật khèn Mông.

Em Vương Khánh - học sinh lớp 8 chia sẻ: "Hoạt động rất ý nghĩa. Những tri thức cụ thể, sống động không chỉ mở mang hiểu biết cho chúng em về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, giáo dục ý thức bảo vệ, trân quý, tự hào về văn hóa địa phương; ý thức lan tỏa, quảng bá những giá trị đẹp đẽ của quê hương đến bạn bè gần xa, có ý thức vun đắp và xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn”.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang dần hoàn thiện ở các cấp học. Theo đó, giáo dục đã thay đổi từ học sinh thụ động sang chủ động tiếp nhận kiến thức. Do đó, thay vì chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức qua giảng dạy truyền thống, giáo viên ở Yên Bái đã tạo ra môi trường học tập sáng tạo và thú vị.

Trong một hoạt động ngoại khóa, học sinh được đưa ra một nhiệm vụ thực tế như tổ chức một sự kiện, xây dựng mô hình kinh doanh hoặc thực hiện một dự án nghiên cứu. Qua đó, học sinh được khuyến khích tư duy sáng tạo, học cách làm việc nhóm và trải nghiệm quá trình học tập một cách thực tế. Phụ huynh cũng đã cảm nhận được sự thay đổi tích cực từ các hoạt động trải nghiệm trong trường học.

Ông Bùi Thanh Tùng - phụ huynh Trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Yên Bái cho biết: "Tôi thấy con trở nên tự tin và có khả năng giải quyết vấn đề một cách chủ động hơn sau khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trong trường học. Con tôi giờ đây không chỉ biết cách học mà còn biết cách áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày”.

Hiệu quả từ các hoạt động trải nghiệm trong trường học ở Yên Bái không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn khuyến khích sự sáng tạo, phát triển kỹ năng sống và tạo ra một môi trường học tập tích cực. Trải nghiệm không chỉ đến từ việc ngồi trong lớp học và nghe giảng. Các hoạt động trải nghiệm trong trường học ở Yên Bái đã chứng minh rằng, việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và kỹ năng là một cách hiệu quả để giáo dục học sinh.

Nhờ vào những hoạt động này, học sinh không chỉ học được kiến thức mà còn trở nên tự tin, sáng tạo và có khả năng giải quyết vấn đề. Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng một thế hệ trẻ tài năng và sẵn sàng đối mặt với thử thách của tương lai.

Thanh Vy

Tags trường học hạnh phúc xòe Thái sáng tạo kỹ năng sống Sắc màu quê hương sản phẩm STEM

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục