Mù Cang Chải khắc phục khó khăn do gạo hỗ trợ học sinh cấp chậm

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2024 | 11:11:07 AM

YênBái - Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về việc thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú; trong đó mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, gạo hỗ trợ cấp chậm. Các trường phổ thông dân tộc bán trú ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái đang giải quyết khó khăn tạm thời để đảm bảo phục vụ học sinh.

Việc chậm phát gạo đã gây khó khăn cho các trường PTDTBT trên địa bàn huyện Mù Cang Chải
Việc chậm phát gạo đã gây khó khăn cho các trường PTDTBT trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

Năm học 2023- 2024, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học học cơ sở (PTDTBT THCS) Lý Tự Trọng, xã Nậm Có, có 21 lớp, với 881 học sinh; trong đó: học sinh dân tộc thiểu số chiếm 99,4%,  học sinh thuộc diện hộ nghèo chiếm 58%. Từ thời điểm 1/01/2024, nhà trường có 697 học sinh đủ điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú. 

Theo đó, để đảm bảo số gạo ăn cho học sinh, trung bình mỗi ngày 3 bữa nhà trường phải sử dụng hết gần 3 tạ gạo. Tuy nhiên, hiện nay việc chậm được cấp phát gạo dẫn đến tình trạng nhà trường sẽ thiếu gạo nấu ăn phục vụ các em học sinh bán trú.


Kho gạo của Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, xã Nậm Có còn khoảng 2 tấn nhưng cũng chỉ đủ để nấu ăn cho các em học sinh trong khoảng 1 tuần nữa .

Thầy giáo Lê Hải Đăng  - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng cho biết: "Trước tình trạng thiếu gạo, nhà trường đã khắc phục bằng cách đi vay của các cơ sở kinh doanh gạo trên địa bàn được khoảng 2 tấn. Số gạo hiện có trong kho của nhà trường chỉ đủ để nấu ăn cho các cháu học sinh khoảng 1 tuần nữa là hết ”.

Hiện nay, một số trường PTDTBT tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Mù Cang Chải cũng đang trong tình trạng "báo động” hết gạo để nấu ăn cho học sinh, nhất là một số trường PTDTBT tiểu học và THCS có đông số học sinh bán trú như Nậm Khắt, Lao Chải, Khao Mang, Lao Chải… Các đơn vị trường học này đã khắc phục bằng cách đi vay của các hộ kinh doanh gạo và huy động phụ huynh học sinh đóng góp với tổng số gạo khoảng trên 40 tấn. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS La Pán Tẩn cho biết: Năm học 2023 – 2024, Trường có gần 1.200 học sinh, trong đó học sinh được hưởng chế độ bán trú là 959 em. Trung bình mỗi ngày nhà trường phải sử dụng hết khoảng hơn 3 tạ gạo nấu ăn 3 bữa cho học sinh . 

Đến thời điểm này (ngày 19/3/2024, khi phóng viên đi cùng đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh đến khảo sát công tác giáo dục tại huyện Mù Cang Chải), trong kho gạo của nhà trường chỉ còn khoảng gần 4 tấn do gạo ăn thừa và gạo cấp thừa giữ lại ăn kì II để khi có gạo sẽ trả lại cho học sinh. Số lượng học sinh bán trú đông nên số gạo trên cũng chỉ đủ để nhà trường nấu ăn trong vòng 10 ngày tới.


Trung bình mỗi ngày các Trường PTDTBT la Pán Tẩn nấu khoảng 3 tạ gạo để phục vụ các em học sinh.

Năm học 2023 - 2024, huyện Mù Cang Chải có trên 22 nghìn học sinh, trong đó có 12 nghìn học sinh bán trú ở 21 trường nội trú, bán trú được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ. 

Ông Nguyễn Anh Thủy – Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyên Mù Cang Chải cho biết: Theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hàng năm huyện Mù Cang Chải được Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp gạo (không thu tiền) từ nguồn dự trữ quốc gia giao để hỗ trợ cho học sinh. 

Việc cấp phát gạo được chia thành 2 đợt, đợt 1 vào tháng 10 và đợt 2 vào đầu tháng 3 học kỳ II năm học 2023 – 2024. Tuy nhiên, đến nay, vì lý do khách quan, số gạo hỗ trợ chưa đến kịp thời.Việc chậm phát gạo ít nhiều có gây lo lắng cho các thầy cô trường bán trú. 

Để đảm bảo có đủ gạo nấu ăn cho học sinh bán trú, ngành giáo dục cũng đã chỉ đạo các trường học khắc phục khó khăn trước mắt; đồng thời chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch và có phương án dự phòng để có đủ gạo ăn cho học sinh cho đến khi có gạo cấp về.  

Việc chậm cấp phát gạo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho học sinh hiện nay có lẽ không chỉ gây khó khăn cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nói riêng mà còn cả các trường PTDTBT trên địa bàn cả nước nói chung. Tuy nhiên, theo thông tin phóng viên được biết, đến thời điểm này đã có kế hoạch và lịch cấp phát gạo nên các trường cũng không phải quá lo lắng.   

Đức Toàn


Tags Thiếu gạo trường bán trú Mù Cang Chải gặp khó

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục