Thành phố Yên Bái: Tạo cơ hội cho người lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/4/2011 | 9:33:47 AM

Thực hành đào tạo nghề ở Trung tâm Dạy nghề thành phố.
Thực hành đào tạo nghề ở Trung tâm Dạy nghề thành phố.

Ông Trần Đình Thắng - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề thành phố cho biết: “Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền các xã để tuyển sinh các lớp dạy nghề, bảo đảm đúng đối tượng chính sách đồng thời chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị vật tư thực hành, ký hợp đồng với giáo viên có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy.

Đơn vị thành lập ban quản lý theo dõi lớp học, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người học nên đã nâng cao hiệu quả, chất lượng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của học viên”.

Đến nay, Trung tâm đã tổ chức được gần 30 lớp đào tạo nghề cho trên 700 học viên là lao động nghèo, lao động nông thôn theo học các nghề: sửa chữa điện dân dụng, xây dựng, may mặc, chăn nuôi, thú y, trồng trọt, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại các xã Hợp Minh, Âu Lâu, Giới Phiên, Tuy Lộc, Minh Bảo, Văn Phú, Văn Tiến, Nam Cường.

 Đặc biệt, thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, năm qua, đơn vị đã mở 10 lớp đào tạo nghề cho 280 học viên theo học các lớp về kỹ thuật trồng trọt, xây dựng, nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong 4 tháng của năm 2011, đơn vị đã mở 8 lớp dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách, hộ bị thu hồi đất canh tác với 245 học viên tham gia về sửa chữa điện dân dụng, may dân dụng, kỹ thuật trồng trọt và chế biến nông sản, chăn nuôi, thú y, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

Tháng 4 năm 2009: Trung tâm Dạy nghề thành phố được thành lập.

Tháng 8 năm 2009: Trung tâm chính thức đi vào hoạt động.

Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị: Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề. 

Quá trình đào tạo mở lớp, Trung tâm thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ của Nhà nước theo mức mỗi học viên được hỗ trợ tiền ăn 5.000 đồng/người/ngày đối với lao động nông thôn; 10.000 đồng/người/ngày đối với hộ nghèo, được cấp phát văn phòng phẩm, tài liệu vật tư thực hành. Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định.

Phát huy tốt hiệu quả công tác đào tạo nghề, Trung tâm Dạy nghề thành phố đã gắn đào tạo nghề với xây dựng hai mô hình điểm về trồng trọt, về kỹ thuật chăm sóc cây bí đao và cây ngô. Hiện nay, hai mô hình này đã bàn giao cho hai hộ gia đình quản lý, chăm sóc.

Thông qua các lớp đào tạo nghề đã tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Thực tế cho thấy, các lớp chăn nuôi, thú y, trồng trọt, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã phát huy hiệu quả rõ nét tại các xã Âu Lâu, Giới Phiên, Nam Cường, Văn Phú. Đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng, nghề xây dựng cũng tạo cơ hội cho nhiều lao động có việc làm ổn định.

Qua đánh giá, trên 70% học viên sau khi được đào tạo nghề đã áp dụng vào sản xuất, lao động, đem lại hiệu quả kinh tế khá. Ngoài công tác đào tạo nghề, đơn vị còn tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động tại 5 xã thuộc địa bàn thành phố; phối hợp với công ty xuất khẩu đưa 3 lao động đi xuất khẩu, giới thiệu 2 lao động đi học tập và làm việc ngoại tỉnh.

Tuy nhiên, Trung tâm cũng có những khó khăn nhất định. Đó là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, phường trong công tác đào tạo nghề cho người dân còn hạn chế; kinh phí hỗ trợ cho các học viên thuộc các đối tượng còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh mở lớp.

Theo kế hoạch, năm 2011, đơn vị mở 20 đến 25 lớp cho gần 700 học viên. Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động, Trung tâm mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về chính sách đào tạo nghề, nâng cao nhận thức cho người dân, tạo điều kiện giúp người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

 Mai Hoa

Các tin khác
Quang cảnh buổi làm việc.

Vừa qua, Đoàn công tác Bộ Giáo dục – Đào tạo do ông Đặng Minh Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch – Tài chính làm trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Văn Yên về các chương trình, dự án, đề án đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt liên quan đến chế độ, chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái cùng các đơn vị tài trợ trao tặng học bổng giúp học sinh khó khăn cho Trường THCS&THPT Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn.

Đầu tháng 5 vừa qua, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái cùng Quỹ "Vạn dặm thương yêu" đã tổ chức Chương trình trao học bổng “Vạn dặm thương yêu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS&THPT Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn.

Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ hoàn thiện dự án luật Nhà giáo để trình Chính phủ vào giữa tháng 7 năm nay. Ảnh minh hoạ.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT), tính từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, cả nước vẫn còn 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.

100% trường học ở Yên Bái xây dựng trường học hạnh phúc. (Trong ảnh: Hoạt động ngoại khóa gìn giữ văn hóa truyền thống ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh).

Một trong những thành công đáng kể của công tác giáo dục ở Yên Bái là việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện và khuyến khích sự tương tác xã hội. Các trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là nơi hình thành những giá trị nhân văn và đạo đức. Xác định được vai trò đó, trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã không ngừng nỗ lực đổi mới góp phần xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo và hội nhập".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục