Kỹ thuật phòng chống rét cho trâu, bò

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/12/2012 | 2:59:09 PM

YBĐT - Những năm vừa qua, thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại kéo dài đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Để phòng chống đói rét và bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông, bà con nông dân cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

Bà con nông dân cần chuẩn bị đủ lượng thức ăn cho gia súc.
Bà con nông dân cần chuẩn bị đủ lượng thức ăn cho gia súc.

1. Chuồng trại: Phải có chuồng trại để nhốt trâu bò, tránh thả rông, chủ động che chắn chuồng trại cho gia súc. Chuồng cần khô sạch, làm ở vị trí cao ráo đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa. Nền chuồng lát gạch hoặc láng xi măng có độ dốc 2-3% về phía hố chứa phân để tiện vệ sinh quét dọn hàng ngày. Diện tích tối thiểu cho một con là 5m2 nếu nhốt nhiều, diện tích có thể giảm xuống còn 2-2,5 m2.

Chuồng nên ngăn thành nhiều ô để nhốt riêng các loại trâu bò. Xung quanh chuồng làm phên che chống rét cho trâu bò, phên có thể làm bằng các vật liệu như  bao tải, nứa, lá cọ, vải bạt...làm thành từng tấm dễ tháo dỡ, những ngày nắng to có thể tháo phên che cho ánh nắng chiếu vào chuồng diệt mầm bệnh. Tuyệt đối không để nền chuồng lầy lội, sau khi thả trâu bò cần vệ sinh chuồng ngay cho khô ráo, rải nền chuồng bằng lá chuối khô, cỏ khô, rơm khô, bao tải... cho trâu bò nằm, nếu ướt bẩn phải thay ngay. Nên xây hầm biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm chất đốt.

2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng: Vào mùa đông, lượng cỏ rất khan hiếm nên lượng thức ăn xanh thường thiếu, đàn trâu, bò rất gầy tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch. Cần cho trâu bò ăn đủ no (một con trâu trưởng thành cần ăn 30 - 35 kg, một con bò trưởng thành cần ăn  27 - 30 kg cỏ tươi/ ngày). Mỗi ngày cho trâu bò ăn bổ sung thêm 0,5 - 1 kg thức ăn tinh/con (cám ngô, cám sắn, cám gạo nấu chín).

Những ngày trời quá rét, trâu bò phải lao động nhiều, nên cho uống thêm nước muối pha loãng với lượng 20-30 gam trên một con. Để chủ động được nguồn thức ăn phục vụ cho vụ đông, bà con cần trồng các loại cỏ như cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Ghinê, cỏ passpalum… mỗi con trâu, bò cần trồng 2 sào cỏ. Có thể áp dụng các biện pháp chế biến thức ăn như: ủ rơm với u rê, kiềm hoá, mềm hoá rơm để trâu bò dễ ăn và tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng. Có thể cho ăn thêm củ quả như: bí đỏ, khoai lang, đu đủ...

3. Chế độ lao tác, chăn thả: Những ngày trời rét có sương phải đợi cho có ánh nắng và sương tan mới được cho trâu, bò xuống ruộng, thực hiện chế độ đi muộn về sớm. Những ngày nhiệt độ dưới 12-130C không được cho trâu, bò làm việc để tránh bệnh cước chân. Những ngày mưa dầm, trời giá rét, hạn chế tối đa việc chăn thả trâu bò ngoài bãi, nên cắt cỏ về nhà, bổ sung thêm thức ăn dự trữ, thức ăn tinh cho trâu bò  tại chuồng nhằm tránh cho trâu bò bị cảm lạnh. Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 100C phải đốt lửa cho trâu bò sưởi, dùng bao tải làm áo khoác cho trâu bò.

4. Phòng chống bệnh: Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Cho trâu bò ăn đủ no để tăng sức đề kháng với bệnh tật. Không nên cho trâu bò ăn cỏ non vào buổi sáng khi sương chưa tan có thể gây chướng bụng, đầy hơi.

Trước khi đi chăn nên cho trâu bò ăn từ 2-3 kg rơm, cỏ khô để tránh bệnh chướng hơi dạ cỏ. Không mua thịt trâu bò bị bệnh chết hoặc chết không rõ nguyên nhân về ăn sẽ làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Khi trâu bò bị chết phải báo cáo các cấp chính quyền địa phương và cán bộ thú y đến giải quyết. Nếu xác định dịch bệnh truyền nhiễm thì phải đem chôn theo hướng dẫn của thú y. Hàng ngày vào mỗi buổi sáng và sau mỗi buổi chiều cần kiểm tra sức khoẻ của trâu bò nếu thấy những biểu hiện khác thường thì phải báo ngay cho cán bộ thú y.

Lưu ý: Trong vụ đông những trâu bò gầy yếu rất dễ bị đổ ngã do vậy cần phải mời cán bộ thú y đến tìm nguyên nhân (có thể là mắc các bệnh ký sinh trùng mãn tính như tiên mao trùng, sán lá gan...) để có biện pháp giải quyết.

Các tin khác
Các gian trưng bày sản phẩm dự thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc, tại Hà Nội. Ảnh tư liệu

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, có hiệu lực thi hành kể từ 27/5/2024, thay thế cho các Thông tư trước.

Quang cảnh Hội thảo

Chiều 19/4, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông tại Trường THPT Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục