UBND tỉnh làm việc với các ngành về xây dựng Đề án tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/6/2018 | 6:09:54 PM

YênBái - YBĐT - Chiều 8/6, UBND tỉnh làm việc với các ngành về việc xây dựng Đề án chuyển sang tự chủ toàn bộ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, giai đoạn 2019 - 2030. Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó  Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.

Đến năm 2017, tổng dự toán chi thường xuyên của 110 đơn vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn tỉnh là trên 1.210 tỷ đồng. 

Mặc dù số thu sự nghiệp có tăng theo từng năm nhưng do mức tự chủ của nhiều đơn vị sự nghiệp thấp, cộng với việc tiền lương cơ sở được Nhà nước liên tục điều chỉnh tăng nên mức kinh phí Nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn có xu hướng tăng qua các năm. 

Điều này cho thấy việc xây dựng Đề án là cần thiết và cấp bách. Mục tiêu Đề án là nâng cao mức độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản chuyển đổi xong các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện ra ngoài công lập hoặc doanh nghiệp. 

Theo đó, Đề án được chia làm 4 giai đoạn cụ thể. Trước mắt, giai đoạn đầu từ năm 2019 - 2021 sẽ thực hiện chuyển đổi 4 đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình doanh nghiệp; tự chủ toàn bộ chi thường xuyên và tự chủ một phần chi đầu tư đối với 19 đơn vị; tự chủ toàn bộ chi thường xuyên đối với 7 đơn vị; tự chủ từ 70% chi thường xuyên trở lên đối với 6 đơn vị; tự chủ từ 50% đến dưới 70% chi thường xuyên đối với 5 đơn vị; tự chủ từ 30% đến dưới 50% dự toán chi thường xuyên trở lên đối với 13 đơn vị.

Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ban, ngành, các đơn vị hoàn toàn nhất trí với dự thảo Đề án và tham gia đóng góp một số ý kiến, nêu lên một số khó khăn trong quá trình thực hiện như: xây dựng cơ chế tự chủ về công tác tổ chức; vấn đề tăng mức học phí trong các trường học khi tự chủ tài chính; các cơ chế chính sách và hướng dẫn khi thực hiện Đề án…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến nhấn mạnh việc thực hiện Đề án là cần thiết, góp phần sử dụng hiệu quả bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho người lao động, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn nên đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong quá trình thực hiện Đề án.  

Đồng chí giao cho các đơn vị nghiên cứu, tham gia ý kiến bằng văn bản gửi lại Sở Tài chính và UBND tỉnh vào ngày 13/6; Sở Tài chính tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa Đề án, rà soát lại nhiệm vụ giao cho từng ngành, rà soát lại các đơn vị tự chủ và mức độ tự chủ từng đơn vị…

Lê Thương

Các tin khác
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII.

Sáng 16/5, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 13.

Bà Trương Thị Mai tại một sự kiện tổ chức ở Quốc hội tháng 5/2023.

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi làm Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương khóa XIII, theo nguyện vọng cá nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục