
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 29/4/2025 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.

Ngày 30/4/1975 lịch sử đã đến từ truyền thống yêu nước, bất khuất của cả dân tộc trải qua mấy ngàn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, hơn trăm năm chống thực dân, đế quốc xâm lược trong thời hiện đại, đặc biệt với dấu mốc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.

YênBái - Giữa dòng chảy giao thoa văn hóa mạnh mẽ của thời đại mới, việc bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đối diện không ít thách thức. Tại thôn Gốc Báng, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, ông Sa Công Hòa - một nhà giáo đã nghỉ hưu đang lặng lẽ góp sức mình để giữ gìn tiếng mẹ đẻ của dân tộc Tày, thứ ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ mai một ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Nhà xuất bản Văn học tổ chức xuất bản 100 cuốn sách “Đường kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hình thức tái hiện lại bản gốc xuất bản năm 1927 bằng nguồn xã hội hóa.

Đam mê chụp ảnh cùng với tính cách thích khám phá, ông Nguyễn Đình Đạt đã ghi lại khung cảnh đường phố, người dân Sài Gòn thời điểm chiến sự cam go.

Được đầu tư công phu và hoành tráng, cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam đã mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả cả nước.

Hòa trong triệu triệu trái tim chung nhịp đập hướng về thời khắc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tâm tưởng ông Đỗ Ngọc Bình, sinh năm 1953, quê xã Hòa Xá (nay là xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) chộn rộn niềm vui.
.jpg)
Trong dòng chảy văn hóa Việt, chữ Hiếu không chỉ là một phẩm hạnh, mà còn là đạo lý gốc rễ của con người – 'công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh dưỡng'. Trong Phật giáo, đạo hiếu được tôn vinh như một pháp tu chứ không đơn thuần là một nghĩa vụ xã hội. Người mang tên Hiếu vì thế mang theo một sứ mệnh đặc biệt: sống biết ơn, sống có cội nguồn, và lan tỏa tình thương vô điều kiện đến gia đình và muôn loài.