Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Văn Chấn (30/9/1947 - 30/9/2022)

Đảng bộ huyện Văn Chấn 75 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2022 | 7:40:01 AM

YênBái - 75 năm trước, ngày 30/9/1947, Tỉnh ủy Yên Bái đã ra Nghị quyết số 889 chính thức thành lập Đảng bộ huyện Văn Chấn gồm 47 đảng viên. Kế thừa và phát huy truyền thống huyện anh hùng, sau 75 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Văn Chấn không ngừng đổi mới, tự chỉnh đốn để ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ 20 kỳ đại hội đề ra.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao tặng Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Chấn bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Văn Toàn)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao tặng Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Chấn bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Văn Toàn)

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2022); chào mừng Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022; hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc (10/12/1952 - 10/12/2022), Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, lập thành tích kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (30/9/1947 - 30/9/2022). 

75 năm trước, ngày 30/9/1947, Tỉnh ủy Yên Bái đã ra Nghị quyết số 889 chính thức thành lập Đảng bộ huyện Văn Chấn gồm 47 đảng viên. Đồng chí Lê Văn Kim được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Sau khi thành lập, Huyện ủy Văn Chấn có vai trò lãnh đạo trực tiếp đối với phong trào cách mạng của huyện; tiếp thu, quán triệt và thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, phân công cán bộ, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. 

Trong điều kiện khó khăn, chính quyền cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp tái chiếm Văn Chấn lần thứ 2, Huyện ủy Văn Chấn đã khẩn trương kiện toàn tổ chức, củng cố và chuẩn bị lực lượng từ huyện đến cơ sở, chỉ đạo củng cố Ủy ban hành chính kháng chiến, xã đội, các đội dân quân du kích, các đoàn thể cứu quốc và đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện hiệu quả chủ trương "vườn không, nhà trống”.

Cùng với xây dựng, củng cố tổ chức đảng cơ sở, Đảng bộ đã động viên nhân dân đóng góp sức người, sức của vừa chiến đấu vừa tham gia phục vụ chiến đấu, góp phần giải phóng Nghĩa Lộ. 

Sau Chiến thắng Tây Bắc, quân và dân Văn Chấn tích cực tham gia mở đường qua đèo Lũng Lô huyền thoại, đóng góp sức người, sức của cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy, Huyện ủy Văn Chấn tiếp tục lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả của chiến tranh, xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, thực dân để lại; củng cố chính quyền nhân dân, tăng gia phát triển sản xuất, xây dựng nếp sống văn hóa mới, vừa sản xuất vừa chiến đấu và chi viện cho miền Nam ruột thịt. 

Đóng góp cho hòa bình, độc lập của đất nước hôm nay, ngoài 20 vạn tấn lương thực, thực phẩm, huyện Văn Chấn đã chi viện cho các cuộc kháng chiến hơn 10 nghìn thanh niên, gần 4 nghìn dân công; trong đó, 767 người con ưu tú đã hy sinh trên các chiến trường, 342 người là thương binh và hàng trăm bệnh binh. 

Ghi nhận những thành tích, đóng góp to lớn đó, lực lượng vũ trang xã Cát Thịnh, xã Đại Lịch, xã Thượng Bằng La và liệt sĩ thiếu niên Hoàng Văn Thọ đã được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 40 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. 

Ghi nhận những thành tựu đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang huyện Văn Chấn vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. 


Các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Chấn thăm mô hình trồng cây mắc ca xen chè tại xã Nậm Búng. 

Kế thừa và phát huy truyền thống huyện anh hùng, sau 75 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Văn Chấn không ngừng đổi mới, tự chỉnh đốn để ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ 20 kỳ đại hội đề ra, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển. 

Nhiều năm liền, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trên 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp - thủy sản. 

Đến nay, huyện đã hình thành phát huy hiệu quả bền vững các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: vùng lúa chất lượng cao 1.200 ha; cánh đồng chuyên canh lúa nếp Tú Lệ 100 ha; vùng cây ăn quả có múi 2.000 ha, sản lượng 10.000 tấn/năm; vùng quế 8.400 ha, sản lượng vỏ tươi trên 7.500 tấn/năm; vùng chè nguyên liệu 4.950 ha, sản lượng chè búp tươi 54.000 tấn/năm, thực hiện hiệu quả việc phát triển, bảo tồn trên 1.500 ha chè Shan vùng cao, trong đó 400 ha chè cổ thụ Shan tuyết Suối Giàng, xây dựng, phát huy nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý "Chè Suối Giàng”. 

Với số lượng đàn gia súc chính đạt 143.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của huyện đạt 6.800 tấn/năm. Huyện chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp và xây dựng các chuỗi sản phẩm: cam, chè, cây dược liệu; xây dựng chỉ dẫn địa lý gạo nếp Tú Lệ, ba ba gai Văn Chấn, nhãn hiệu tập thể cam Văn Chấn. 

Qua đó, thay thế dần những cây trồng kém hiệu quả, đưa một số loại cây trồng mới được nghiên cứu, thí điểm vào sản xuất trên diện rộng, bước đầu thu được kết quả tích cực, có triển vọng phát triển như: cây dược liệu, cây na dai, cây dâu tằm, cây mắc ca. Đặc biệt, đã có 19 sản phẩm nông nghiệp của huyện được chứng nhận sản phẩm OCOP, cung cấp cho cả thị trường trong và ngoài tỉnh. 

Là một trong những huyện điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững, mỗi năm Văn Chấn trồng mới trên 3.500 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng tự nhiên của huyện lên 58,1%. Nhiệm kỳ qua, huyện trồng mới gần 4.000 ha quế, giúp nhiều hộ có kinh tế khá, giàu và thoát nghèo bền vững. Thực hiện Phong trào Chung tay xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, huyện có 9 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt NTM nâng cao, các xã còn lại bình quân đạt 13 tiêu chí. 

Diện mạo nông thôn vùng cao ngày càng khởi sắc, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, cơ bản 100% tuyến đường đến trung tâm xã được cứng hóa; kinh tế phát triển khá, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao. Từ chỗ chỉ có vài ba doanh nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, đến nay, toàn huyện có 190 doanh nghiệp hoạt động, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho trên 6.000 lao động địa phương và đóng góp 75% tổng thu cân đối ngân sách địa bàn. 

Cùng với các huyện, thị đẩy mạnh phát triển ngành công "nghiệp không khói”, Văn Chấn đã phát huy sức mạnh nội lực phát triển tiềm năng du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến với huyện. Kinh tế phát triển và đi trước một bước, tạo động lực thúc đẩy văn hóa - xã hội của huyện chuyển biến theo hướng tích cực với 32 trường học đạt chuẩn quốc gia; giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đặc biệt quan tâm; đào tạo nghề đạt kết quả quan trọng. Người dân được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ngay từ cơ sở; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm trên 4%/năm,  quốc phòng, an ninh được giữ vững. 

Trải qua 75 năm phấn đấu, xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Văn Chấn luôn xác định mục tiêu xây dựng Đảng là then chốt. Từ tổ chức đảng đầu tiên chỉ có 3 đảng viên, đến nay, Đảng bộ đã có trên 7.500 đảng viên, 52 chi bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, 349 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và 100% thôn, bản, tổ dân phố có chi bộ đảng hoạt động. Đảng bộ nghiêm túc thực hiện Nghị quyết TW4 gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và đảng viên. 

Chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập (30/9/1947 - 30/9/2022), Đảng bộ huyện Văn Chấn đã và đang triển khai đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ huyện vào cuộc sống bằng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể: tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ huyện và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của quê hương; triển khai đồng bộ các giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, XDNTM, hướng tới nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại, giảm nghèo nhanh và bền vững; làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

Đồng thời, lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện mạnh, dân giàu, góp phần cùng toàn tỉnh đưa Yên Bái ngày càng phát triển theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Mai Mộng Tuân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn

Tags Đảng bộ huyện Văn Chấn xây dựng và trưởng thành

Các tin khác

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Lan Anh, CĐCS Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.

Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân Yên Bái. Khi có tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái đã tham gia các phong trào hiệu quả hơn, vì có một tổ chức đứng ra tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo có quy mô, có nội dung, phương thức cụ thể, rõ ràng.

Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục