Đổi thay Làng Nhì

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/11/2016 | 1:59:07 PM

YBĐT -  Khác hẳn với những gì trước đây, đường lên xã vùng cao đặc biệt khó khăn này giờ đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Nhiều công trình điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc, nhà ở được xây mới khang trang.

Người dân xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu làm tốt công tác bảo vệ rừng.
Người dân xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu làm tốt công tác bảo vệ rừng.

Chúng tôi vừa có dịp trở lại xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu. Khác hẳn với những gì trước đây, đường lên xã vùng cao đặc biệt khó khăn này giờ đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Cách đây vài năm, phải mất hơn nửa ngày để vượt chặng đường chừng hơn 35 km từ quốc lộ 32 để đến được trung tâm xã. Nhiều đoạn đường đồi núi dốc quanh co, bên vực, bên núi, mặt đường thì lổn nhổn đá. Có đoạn phải xuống xe, cài số 1, người dắt, người đẩy mới qua được. Bởi vậy, trở lại Làng Nhì lần này, chúng tôi rất phấn khởi khi được chứng kiến sự đổi thay ở đây. Nhiều công trình điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc, nhà ở được xây mới khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.

Chủ tịch UBND xã Làng Nhì  Hờ A Phàng cho biết: "Làng Nhì có diện tích tự nhiên trên 7.187 ha, với 324 hộ, 2.101 khẩu, 100% là đồng bào Mông. Từ đầu năm đến nay, dù thời tiết không thuận lợi như băng tuyết, rét đậm, rét hại kéo dài, rồi thời tiết hanh khô, bão lũ xảy ra làm ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng và khả năng sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, song với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng thuận, quyết tâm của nhân dân nên sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Trong sản xuất vụ chiêm xuân, nhân dân trong xã được cấp phát 1.500 kg lúa giống Việt lai 20 để gieo cấy trên 50 ha, năng suất đạt 46,2 tạ/ha, sản lượng 231 tấn; ngô xuân được cấp phát 2.583 kg giống, chủ yếu là giống NK 66 và Bioseed 9698, gieo trồng 164,7 ha, năng suất đạt 26 tạ/ha, sản lượng đạt 428,2 tấn...".

Với đặc thù của xã vùng cao, diện tích đất canh tác rất ít. Cả xã chỉ có trên 100 ha lúa nước, nên đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn. Vượt lên những khó khăn đó, Làng Nhì từng bước chỉ đạo nhân dân chú trọng xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi nhỏ, làm đập dâng lấy nước sản xuất. Do thói quen cũng như tập quán, nên những năm trước đây ở nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, người dân chỉ gieo cấy một vụ nên việc thiếu đói là thường xuyên.

Với quyết tâm không để thiếu đói khi mình có lao động, có ruộng đất, Đảng ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân gieo cấy lúa xuân. Đến nay, trên 100 ha ruộng nước hàng năm đều được làm 2 vụ và từ chỗ năng suất lúa thấp nhất huyện thì nay đạt ở mức trung bình, với trên 45 tạ/ha; số hộ cứu đói mùa giáp hạt cũng giảm theo. Không chỉ có vậy, xã còn vận động nhân dân trồng được 41 ha ngô hè thu, bằng 100% chỉ tiêu giao - điều mà trước đây chưa từng làm vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cây ngô trồng xong nếu không chăm sóc tốt sẽ chết do gió lào và thời tiết khô hạn.

Xác định sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc là hướng chủ lực trong phát triển kinh tế. Để làm tốt công việc này, xã đã thành lập ban xóa đói giảm nghèo từ xã đến thôn. Mỗi thôn, bản đều có đảng viên làm nòng cốt và trực tiếp giúp đỡ, chỉ đạo bà con phát triển sản xuất.

Trong chăn nuôi, xã tập trung vận động nhân dân phát triển đàn trâu, đẩy mạnh và nhân rộng đàn bò, ngựa, dê; đồng thời, tuyên truyền nhân dân nuôi gia súc theo phương thức bán chăn thả bằng việc làm chuồng và trồng cỏ cho trâu bò; hướng dẫn cách thức phòng chống đói rét cho gia súc mùa rét.

Qua đó, nhân dân làm được gần 100 cây rơm, trồng được 25 ha cỏ làm thức ăn cho trâu, bò trong những ngày đông giá rét. Nhờ được sự định hướng đúng cùng sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, đến nay Làng Nhì có tổng đàn gia súc chính gần 2.000 con, trong đó gần 600 con trâu, gần 300 con bò, khoảng 100 con ngựa, 606 con dê...

Như để chứng minh, Chủ tịch UBND xã dẫn chúng tôi đến thăm các mô hình phát triển kinh tế gia trại của người dân trên địa bàn. Ông Sùng A Páo - người dân ở thôn Nhì Trên vui vẻ kể: “Năm 2015, được sự động viên, khuyến khích của xã, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất theo hình thức gia trại. Để tăng giá trị sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình nuôi lợn nái với 15 con để xuất lợn giống cho nhân dân trong xã, với tổng vốn đầu tư trên 70 triệu đồng. Cùng với đó, tôi nuôi thêm 3 con trâu, 2 con ngựa, 10 con lợn... Chất thải từ chăn nuôi, gia đình thu gon lại đầu tư chăm bón cho 5.000 m2 ruộng nước, gần 10 ha vườn rừng. Từ trồng trọt và chăn nuôi, hàng năm trừ chi phí, gia đình tôi cũng có thu nhập trên 100 triệu đồng”.

Diện mạo xã Làng Nhì đang đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Làng Nhì tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 và những năm tiếp theo.       

Quang Thiều

Các tin khác

YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 chi nhánh ngân hàng loại I, 10 chi nhánh loại III, 45 phòng giao dịch, 17 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), 38 điểm máy rút tiền tự động, 20 phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và 180 điểm giao dịch lưu động của Ngân hàng Chính sách - xã hội (NHCSXH) tại UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Rừng ở Thượng Bằng La (Văn Chấn). Ảnh Minh Quang

YBĐT - Trong 10 tháng năm 2016, trên địa bàn một số xã vùng ngoài và vùng trong của huyện Văn Chấn đã xảy ra nhiều vụ người dân phá rừng (phát lấn chiếm đất rừng, đất khe trái phép).

YBĐT – Sáng 24/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo thống nhất tổ chức triển khai xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp Túc Đán.

Chị Trần Thị Tuyết Nhanh (Bình Định) bán vé số kiến thiết tại TP.HCM cho biết từ khi có vé số Vietlott, lượng vé bán được giảm một nửa, còn dưới 100 tờ/ngày.

Tại buổi họp báo ngày 23-11, Bộ Tài chính khẳng định hoạt động của Công ty Xổ số điện toán VN (Vietlott) không ảnh hưởng đến xổ số kiến thiết nhưng các địa phương lại không cho là như vậy...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục