Bổ sung thịt heo vào danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong trường hợp khẩn cấp

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/5/2023 | 7:35:45 AM

Thịt heo được đề xuất bổ sung vào danh mục "các mặt hàng khác" sẽ thực hiện bình ổn trong trường hợp khẩn cấp.

Ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính.
Ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính.

Trong phần báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giá (sửa đổi), ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Quốc hội, cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung gạo nếp, các loại thịt, trứng, rau củ, dầu ăn, mì gói, các loại gia vị nấu ăn vào danh mục bình ổn giá.

Trên cơ sở đánh giá tính thiết yếu và khả năng cung cầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy các mặt hàng này có tính chất thị trường rất cao, gắn với quyền chủ động của các doanh nghiệp. Riêng thịt heo là mặt hàng có nhu cầu lớn, cơ bản, thiết yếu đối với người dân và nếu gặp sự cố về dịch bệnh, về cung ứng sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

"Do vậy, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, xin bổ sung thịt heo vào danh mục Các mặt hàng khác sẽ thực hiện bình ổn trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tải điểm b, khoản 2, điều 18 của dự thảo luật", ông Mạnh thông tin.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá như trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, lương thực thực phẩm.

Tuy nhiên, đối với trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại nghị định số 98/2021 về quản lý trang thiết bị y tế và nghị định 7/2023, Chính phủ đã quy định biện pháp kê khai giá đối với trang thiết bị y tế trong bối cảnh bình thường trước và sau đại dịch như hiện nay, mặt bằng giá trang thiết bị y tế tương đối ổn định, cơ bản không biến động.

Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội không đưa mặt hàng này vào danh mục các hàng hóa dịch vụ bình ổn giá.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Luận, đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái, cho rằng nên bổ sung giá điện vào danh mục hàng hóa cần ổn định, bình ổn giá. "Về danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo dự thảo luật, bao gồm 10 loại hàng hóa, dịch vụ tuy nhiên không bao gồm giá điện. Trong dự thảo luật hiện nay, giá điện đang quy định tại phụ lục 2 - danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá. Tôi cho rằng nên bổ sung giá điện vào phụ lục số 1 - danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, bởi đây là thứ hàng hóa dịch vụ quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gây tác động lớn đến kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân”, ông Luận nói.

Ông nói thêm, thực tiễn thời gian qua cho thấy, giá loại hàng hóa này thay đổi thường xuyên chỉ có tăng mà không có giảm. Tuy nhiên, việc tăng giá điện này vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí dẫn đến ngành điện bị lỗ lớn, gây ra mất cân đối dòng tiền và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, loại hàng hóa này cần được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm ổn định giá và đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thì hợp lý hơn.

(Theo VTC)

Các tin khác
Bộ GTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, trong đó tăng giá trần của một số đường bay (Ảnh minh họa).

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 34/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.

Năm 2023, các địa phương thu tiền sử dụng đất rất ì ạch, dự kiến không đạt dự toán được giao.

Quốc hội giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 80 nghìn tỷ đồng so với dự toán và ước thực hiện năm nay. Trong đó, riêng khoản thu tiền sử dụng đất được giao tăng gần 77 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 50% so với dự toán năm 2023...

Trong 11 tháng năm 2023, cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,44 tỷ USD. Ảnh: Quang Vinh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,27%. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,44 tỷ USD...

Khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an toàn GTNT.

Thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) năm 2023, huyện Trạm Tấu đã phê duyệt chủ trương đầu tư và giao kế hoạch vốn 42 công trình với tổng chiều dài trên 31 km, kinh phí đầu tư trên 22 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục