Văn Chấn thu nhập cao từ nông sản ngoài lúa gạo

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/5/2023 | 11:00:47 AM

YênBái - Những năm qua, nông dân huyện Văn Chấn đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, không những mang lại thu nhập cao hơn mà còn tạo ra nguồn nông sản phong phú ngoài lúa gạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Ông Bùi Song Hỷ ở thị trấn Sơn Thịnh kiểm tra, chăm sóc ruộng ớt xuất khẩu của gia đình.
Ông Bùi Song Hỷ ở thị trấn Sơn Thịnh kiểm tra, chăm sóc ruộng ớt xuất khẩu của gia đình.

Ông Bùi Song Hỷ ở tổ dân phố Hà Thịnh, thị trấn Sơn Thịnh vừa mới chuyển đổi 3 sào ruộng sang trồng ớt theo hướng dẫn của Hợp tác xã (HTX) Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Quỳnh Anh ở thị trấn Nông trường Trần Phú từ đầu năm nay. 

Mặc dù là cây trồng mới, quá trình canh tác còn nhiều lúng túng, nhưng với việc được ký hợp đồng bao tiêu trước mỗi mùa vụ với giá 6.500 đồng/kg, được trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật từ phía HTX, ông Hỷ nhận định việc chuyển đổi này sẽ mang lại nhiều hiệu quả. 

Ông Hỷ cho biết: "Tôi thấy ưu điểm của giống ớt này là khá dễ chăm sóc, không mất nhiều công, trồng chỉ sau 40 - 45 ngày đã cho thu hoạch lại có thể thu kéo dài trong 6 tháng. Hiện, cứ mỗi tuần tôi lại thu hái một lần và đến nay đã thu được 4 lần. Hơn nữa, giống ớt này càng về sau thì sản lượng sẽ càng tăng lên, như lứa 1 tôi chỉ được thu 60 kg nhưng đến lứa 4 thì được 3,7 tạ. Bởi vậy, tháng thu hoạch đầu tiên, hơn 1.000 m2 đất ruộng cho thu trên 8 tạ ớt, mang lại thu nhập trên 5 triệu đồng”. 

Gia đình anh Đỗ Chí Thành ở tổ dân phố Phiêng 1, thị trấn Sơn Thịnh thì lại chuyển đổi trên 1.500 m2 đất ruộng sang trồng măng tây. Anh Thành chia sẻ: "Một năm cây măng tây cho thu gối từ 2 - 3 vụ tùy thuộc vào thời tiết trong vòng từ 2,5 - 3 tháng/vụ. Vào mùa thu hoạch, mỗi ngày tôi thu hái được 10 - 15 kg, bán buôn cho thương lái với giá bình quân khoảng 70.000 đồng/kg”. Như vậy, nếu thời tiết thuận lợi, anh Thành thu nhập được gần 200 triệu đồng/năm. 

Ông Hỷ, anh Thành chỉ là 2 trong hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Văn Chấn mạnh dạn chuyển đổi và chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Năm 2022, toàn huyện đã chuyển đổi 216,1 ha (đất lúa 2 vụ 197,8 ha; đất lúa 1 vụ 18,3 ha) sang trồng các cây khác như: rau màu, ngô, dâu tằm, cây ăn quả... 

Năm 2023, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với diện tích là 226,8 ha. Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả cao, các địa phương trong huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con lựa chọn những cây giống phù hợp. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ khuyến nông, nông nghiệp thường xuyên thăm đồng, hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... 

Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa hàng năm được thực hiện đảm bảo nguyên tắc: ưu tiên chuyển đổi trên đất trồng lúa kém hiệu quả, vùng không chủ động tưới tiêu, thường xuyên thiếu nước; tập trung; gọn vùng; bảo đảm thiết chế hạ tầng phục vụ chuyển đổi; có sự đồng thuận của người dân; không làm biến dạng mặt bằng; không gây ô nhiễm; thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông; công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa... 

Các xã, thị trấn cũng đã tổ chức rà soát, lập kế hoạch tổng hợp nhu cầu đăng ký chuyển đổi; thực hiện xây dựng kế hoạch chuyển đổi theo định hướng các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp hàng năm; tổ chức lấy ý kiến của hộ, cá nhân có liên quan trong việc xác định vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng... 

Rất nhiều nông dân huyện Văn Chấn đã khẳng định, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại thu nhập cao hơn từ 1,5 - 4 lần so với trồng lúa. Mặt khác, đối với các vùng diện tích đất gò, đất cao thường xuyên thiếu nước và khó khăn trong điều tiết nước tưới, việc chuyển sang trồng các loại cây họ đậu, ngô sẽ nâng cao độ phì của đất. Đây là giải pháp quan trọng để thích ứng sản xuất trong điều kiện nắng hạn kéo dài, nguồn nước sản xuất bị hạn chế. Việc luân canh cây trồng trên đất lúa còn giúp hạn chế sự phát triển của dịch bệnh, tiết kiệm nguồn nước tưới (nhất là trong vụ xuân) ở một số địa phương vùng cao.

Hoài Anh

Tags Văn Chấn chuyển đổi cây trồng thu nhập cao

Các tin khác
Bộ GTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, trong đó tăng giá trần của một số đường bay (Ảnh minh họa).

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 34/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.

Năm 2023, các địa phương thu tiền sử dụng đất rất ì ạch, dự kiến không đạt dự toán được giao.

Quốc hội giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 80 nghìn tỷ đồng so với dự toán và ước thực hiện năm nay. Trong đó, riêng khoản thu tiền sử dụng đất được giao tăng gần 77 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 50% so với dự toán năm 2023...

Trong 11 tháng năm 2023, cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,44 tỷ USD. Ảnh: Quang Vinh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,27%. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,44 tỷ USD...

Khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an toàn GTNT.

Thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) năm 2023, huyện Trạm Tấu đã phê duyệt chủ trương đầu tư và giao kế hoạch vốn 42 công trình với tổng chiều dài trên 31 km, kinh phí đầu tư trên 22 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục