Sắp tới, người chấp hành xong án phạt tù được vay tới 100 triệu đồng để kinh doanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/8/2023 | 9:26:29 AM

Theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg, từ 10-10, người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điều 6 Quyết định 22/2023 nêu rõ, với vay vốn để đào tạo nghề, mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 100 triệu đồng/người. Cơ sở sản xuất kinh doanh được cho vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Về thời hạn cho vay, với vay vốn để đào tạo nghề, thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ;

Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có);

Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. Với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá 1 năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.

Cũng theo Quyết định 22/2023, điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội là: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm;

Cơ sở sản xuất kinh doanh phải thoả mãn điều kiện: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được UBND cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận.

Bên cạnh đó các đối tượng trên phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương sửa đổi Thông tư 06.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, một số quy định chi tiết tại khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39 sẽ được tạm ngưng hiệu lực thi hành đến khi có quy định mới.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan, trao đổi, giải quyết khó khăn cho người dân trồng dâu tằm trên địa bàn huyện.

Phát triển muộn hơn vùng dâu tằm Trấn Yên 15 năm, đến nay, huyện Văn Chấn hình thành vùng trồng dâu nuôi tằm có diện tích 140 ha với 158 hộ dân trồng và 70 hộ nuôi tằm. Năm nay, giá kén tằm tăng cao, người trồng dâu nuôi tằm Văn Chấn cũng rất phấn khởi.

Các sản phẩm OCOP của huyện Lục Yên được giới thiệu, quảng bá tới khách hàng.

Thời gian qua, huyện Lục Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Đặc biệt, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm mô hình sản xuất nông nghiệp tại xã Đông An.

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với nghị quyết; các tiềm năng, thế mạnh từng bước được khai thác; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa giá trị cao, tăng thu nhập cho người nông dân... Đó là những khởi sắc trong sản xuất nông nghiệp huyện Văn Yên sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục