Văn Chấn đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/5/2024 | 1:54:44 PM

YênBái - Thời gian tới, huyện Văn Chấn thường xuyên rà soát khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, trình cấp có thẩm quyền để triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thành lập các tổ, nhóm hợp tác liên kết có đủ năng lực để tham gia dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm mô hình chăn nuôi của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đô, thôn An Thái, xã Minh An.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm mô hình chăn nuôi của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đô, thôn An Thái, xã Minh An.

Xác định sự đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của địa phương, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc triển khai các chương trình trên địa bàn. 

Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các chương trình MTQG, huyện Văn Chấn đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã; xây dựng và ban hành 1 kế hoạch tổng thể, 3 kế hoạch thực hiện các dự án thành phần, trên 40 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do trung ương giao vốn muộn, mỗi chương trình MTQG đều có nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với nhiều bộ, ngành tham gia quản lý nên quá trình triển khai thực hiện nhiều khó khăn. 

Bên cạnh đó, một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chưa cụ thể, chi tiết, chồng chéo như: thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị đã có định mức kỹ thuật nhưng định mức kinh tế chưa kịp thời ban hành, rồi quy định về đối tượng hỗ trợ, phương thức hỗ trợ, mức đối ứng của các hộ dân chưa cụ thể, rõ ràng nên đã gây khó khăn nhất định cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện. 

Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã kịp thời tổ chức các cuộc họp chuyên đề, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương; đồng thời, huyện Văn Chấn cũng tổng hợp các vướng mắc để báo cáo tỉnh và trung ương. 

Theo ông Đặng Duy Hiển - Chủ tịch UBND huyện, từ chỉ đạo của tỉnh và sự hướng dẫn của các ngành chức năng, huyện đã thực hiện phân bổ vốn, huy động nguồn đối ứng từ các hộ dân và triển khai ngay các dự án hợp phần đã có văn bản hướng dẫn, đủ điều kiện thực hiện; thành lập các tổ hướng dẫn, tổ kiểm tra, tổ thẩm định hỗ trợ các xã trong lập dự án hỗ trợ sản xuất, đấu thầu, mua sắm vật tư, cây, con giống.

"Huyện đã bám sát các quy định để lập kế hoạch phân bổ vốn và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về địa điểm, đối tượng để kịp thời triển khai ngay; huyện cũng tập trung phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế bền vững cho người dân..." - ông Hiển nói.

Theo đó, huyện đã thực hiện phân bổ 100% nguồn vốn đầu tư được giao với tổng số 205,8 tỷ đồng cùng với 45 tỷ đồng đối ứng từ ngân sách huyện để đầu tư, khởi công 63 công trình, dự án. Đến nay, đã có 38 công trình dự án, công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, tỷ lệ giải ngân đạt trên 76% gồm: 12 trường học, 8 nhà văn hóa, 3 công trình nước sạch, 5 công trình cầu, 1 dự án kè chống sạt lở, 9 công trình giao thông nông thôn. 

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, đến nay, huyện đã giải ngân được 56,9/72,4 tỷ đồng, bằng 78,5% kế hoạch vốn giao. 

Bên cạnh đó, đối với tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong năm 2023, huyện đã thực hiện phê duyệt 18 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng gồm: 11 dự án hỗ trợ bò sinh sản, 4 dự án hỗ trợ trâu sinh sản, 2 dự án hỗ trợ lợn giống, 1 dự án hỗ trợ sản xuất chè; hỗ trợ 558 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (dưới 36 tháng) chăn nuôi bò sinh sản, lợn thương phẩm, trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng kinh phí trên 27,2 tỷ đồng.
 
Thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tuyên truyền cho người dân, tập huấn cho cán bộ, công chức về các chương trình MTQG nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, huyện thường xuyên rà soát khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, trình cấp có thẩm quyền để triển khai tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; thành lập các tổ, nhóm hợp tác liên kết có đủ năng lực để tham gia dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương; thực hiện phân khai kịp thời, đầy đủ nguồn kinh phí được giao gắn với công tác kiểm tra, giám sát, nhất là việc thực hiện các cơ chế, chính sách về đấu thầu, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn ngân sách Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch.

Ông Đặng Duy Hiển - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn:
Việc triển khai kịp thời, hiệu quả các nguồn vốn thuộc chương trình MTQG đã góp phần giúp 2 trường học đạt chuẩn mức độ 2 và 1 trường học đạt chuẩn mức độ 1, có thêm 367 hộ dân với trên 1.800 khẩu được cung cấp nước sạch, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh bình quân toàn huyện lên 86%.  Đặc biệt, trong thực hiện các chương trình MTQG, để hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho người dân, huyện đã chú trọng chỉ đạo, đẩy mạnh việc phát triển các dự án hỗ trợ, phát triển sản xuất cộng đồng, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò, lợn... tạo công ăn việc làm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tạo sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Hùng Cường

Tags Văn Chân đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu

Các tin khác
Sản xuất, chế biến chè tại Hợp tác xã Trà Shan tuyết Phình Hồ, huyện Trạm Tấu.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách, cơ chế để xây dựng, củng cố và phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT).

Nông dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên khai thác quế hữu cơ.

Bên cạnh các chủ trương, chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự chủ động thay đổi phương thức sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế của người nông dân đã giúp tỉnh Yên Bái xây dựng và từng bước mở rộng diện tích một số vùng nguyên liệu chủ lực đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu khó tính nhưng đầy tiềm năng.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Giá vàng SJC giữ mức 90,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 87,7 – 90,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới giữ nguyên mức 2.414,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 16,37 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục