Bến Âu Lâu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/8/2021 | 1:49:08 PM

YênBái - Di tích lịch sử Bến Âu Lâu nằm bên bờ sông Hồng. Bờ tả ngạn thuộc tổ dân phố Phúc Tân, phường Nguyễn Phúc. Bờ hữu ngạn thuộc thôn Cửa Ngòi, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái. Trên tuyến đường giao thông huyết mạch, cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, Bến Âu Lâu là địa danh in dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân tỉnh Yên Bái, góp phần làm nên chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Tượng đài “Bến Âu Lâu lịch sử” ở phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.
Tượng đài “Bến Âu Lâu lịch sử” ở phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Bến Âu Lâu là cửa ngõ đi vào Tây Bắc, lại là nơi duy nhất có thể vận chuyển được các loại vũ khí hạng nặng như: pháo mặt đất, pháo cao xạ, xe ô tô chở đạn dược, khí tài qua sông, bởi thế nơi đây được xác định là điểm cực kỳ quan trọng trong những năm kháng chiến. 

Trong thời gian này, Bến Âu Lâu được tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực để rồi gồng mình chống đỡ những trận bom mà vẫn chuyên chở vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men và con người ùn ùn vượt sông Hồng tham gia Chiến dịch Lý Thường Kiệt (năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Nghĩa Lộ (năm 1952) và đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam. 

Trải qua hàng trăm ngày đêm chuẩn bị chiến dịch, lực lượng dân công và công nhân Bến Âu Lâu đã nỗ lực đảm bảo giao thông thông suốt. Trong những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Bến Âu Lâu đã hứng chịu rất nhiều bom đạn của kẻ thù mà vẫn đều đều vận chuyển con người và hàng hóa phục vụ tiền tuyến, vào với "miền Nam ruột thịt”. Bến Âu Lâu đã góp sức cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 

Sau khi đất nước thống nhất, Bến Âu Lâu tiếp tục hoạt động và xây dựng thành đơn vị chủ chốt của ngành giao thông vận tải tỉnh Yên Bái. Ngày 30/12/1992, cầu Yên Bái được khánh thành và đi vào hoạt động là lúc Bến Âu Lâu kết thúc sứ mệnh của mình sau gần 60 năm. Do ý nghĩa và giá trị lịch sử của Bến Âu Lâu, tỉnh Yên Bái đã xây dựng tượng đài "Bến Âu Lâu lịch sử” ở phường Nguyễn Phúc trên ngã ba đường gần bến. Tượng đài là một biểu tượng cho tinh thần của những người đã chiến đấu, hy sinh để giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. 

Với những thành tích được ghi nhận trong những năm kháng chiến hào hùng của dân tộc, ngày 07/8/2012, Bến Âu Lâu được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3027/QĐ-BVHTTDL. Tuy nhiên, trải qua thời gian, dưới tác động của khí hậu, di tích đã xuống cấp. Vì vậy thành phố Yên Bái đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, phòng ban chuyên môn từ tỉnh đến thành phố để quản lý, bảo tồn, tôn tạo để phát huy giá trị của Di tích. 

Theo dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Bến Âu Lâu của thành phố Yên Bái, Di tích sẽ được thực hiện tại phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái với quy mô dự kiến gồm các hạng mục: đường dẫn xuống bến phà; biển chỉ dẫn Di tích; sân vườn, bồn hoa; điện trang trí; bậc thang lên xuống, lan can inox; vỉa hè, bó vỉa hành lang và các hạng mục phụ trợ. Tổng mức đầu tư dự kiến trên 6,5 tỷ đồng. 

Di tích lịch sử Bến Âu Lâu phát huy tốt các giá trị giáo dục truyền thống cho nhân dân các dân tộc thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, đặc biệt là thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng của các thế hệ cha ông đã giành và giữ vững nền độc lập nước nhà.

Thu Hiền

Tags Bến Âu Lâu quân và dân tỉnh Yên Bái kháng chiến chống Pháp Điện Biên Phủ

Các tin khác
Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Cụm thi đua số 5 tích cực tham gia luyện tập  để tham gia Liên hoan

Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động” năm 2024, dự kiến khai mạc vào ngày 18/5 tại Rạp Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Đền thờ Vua Hùng ở TP Cần Thơ

UBND thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đề xuất xây dựng đền thờ Vua Hùng và các bậc tiền nhân có công với đất nước tại địa phương này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục