Tên lửa đạn đạo di động Triều Tiên sẵn sàng khai hỏa

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/3/2013 | 2:15:56 PM

Triều Tiên dường như đã đi những bước đầu tiên để triển khai tên lửa di động tầm xa - Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cho biết hôm 12.3.

Ông Kim Jong-un thăm một đơn vị pháo binh, giao nhiệm sẵn sàng tấn công đảo Baengnyeong.
Ông Kim Jong-un thăm một đơn vị pháo binh, giao nhiệm sẵn sàng tấn công đảo Baengnyeong.

"Tháng 4 năm ngoái, Triều Tiên đã phô bày cái gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa di động" - ông James Clapper, Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ - phát biểu tại buổi điều trần tại thượng viện về những thách thức đối với nền an ninh Mỹ. - "Chúng tôi cho rằng Triều Tiên đã tiến hành những bước khởi động để triển khai hệ thống này, mặc dù nó vẫn chưa qua thử nghiệm".

Ông Clapper từng là tướng không quân và đã làm việc trong ngành tình báo khá lâu. Trong những năm 1980, ông là giám đốc tình báo của lược lượng Mỹ tại Hàn Quốc.

Ông bày tỏ lo ngại về những báo cáo hiếu chiến của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây khi nước này dọa sẽ tấn công hạt nhân phủ đầu vào Hàn Quốc, Mỹ và hủy Hiệp ước đình chiến. "Những lời lẽ khoa trương dọa nạt đó một mặt là chiến dịch tuyên truyền, mặt khác cũng là thước đo thái độ và ý định của họ. Về phần tôi, tôi rất lo ngại".

Trong báo cáo thường niên đệ trình lên quốc hội đầu năm nay, ông Clapper cho biết Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ nếu giới lãnh đạo nước này cảm thấy có mối đe dọa cho sự tồn tại của đất nước.

Khi được hỏi liệu Mỹ có đủ tên lửa phòng thủ hay không, ông Clapper trả lời là có nếu như Triều Tiên tiến hành một "cuộc tấn công hạn chế". Chính quyền ông Obama đã trì hoãn kế hoạch tăng số lượng máy bay đánh chặn mặt đất từ 30 lên 40 chiếc.

"Tôi hài lòng rằng chúng ta có thể đứng vững trước một cuộc tấn công hạn chế từ Triều Tiên với 30 chiếc máy bay đánh chặn" - ông Clapper nói và nhấn mạnh, quân đội đã sẵn sàng nhận bất kỳ mệnh lệnh nào của Tổng thống Obama để đối phó với cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Trong khi đó, Hãng thông tấn KCNA ngày 12.3 đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã nêu đích danh đảo Baengnyeong của Hàn Quốc - nằm gần đường biên giới chung giữa hai nước - là mục tiêu tấn công đầu tiên trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Đảo Baengnyeong hiện có khoảng 5.000 dân và nhiều đơn vị quân đội Hàn Quốc. Một quan chức Hàn Quốc trên đảo cho biết, hệ thống hầm trú ẩn cho người dân đã sẵn sàng. Tất cả các khu làng được đặt trong tình trạng báo động.

Vẫn theo quan chức này, người dân tỏ ra hơi lo sợ, nhưng không có nhiều người rời đảo chạy vào đất liền. Tháng 11 năm 2010, quân đội Triều Tiên đã nã pháo vào đảo Yeongpyeong của Hàn Quốc, cũng nằm gần đường biên giới trên biển phân chia hai nước, làm 4 người thiệt mạng.

Sau khi Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên tiến hành vụ bắn thử tên lửa tầm xa và vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba, chính quyền Bình Nhưỡng đã đe dọa bãi bỏ tất cả Hiệp định đình chiến được ký kết giữa hai miền Nam – Bắc. Nhật báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên - ngày 12.3 thông báo chấm dứt hoàn toàn thỏa thuận đình chiến năm 1953.

Tuy nhiên, Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc khẳng định rằng Hiệp định đình chiến "luôn luôn có giá trị và có hiệu lực", các điều khoản trong Hiệp định đình chiến không cho phép một bên đơn phương hủy bỏ văn bản này. Giới quan sát nhắc lại rằng trong 20 năm qua, đã có khoảng 10 lần chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố bác bỏ Hiệp định đình chiến.

(Theo LĐO)

Các tin khác

Hai nước đang kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu khác dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép với hầu hết Biển Đông

Theo Đài RFI, từ ngày 13-15/3, tranh chấp ở Biển Đông sẽ được giới chuyên gia quốc tế mổ xẻ trong cuộc hội thảo ở Mỹ do Hội Châu Á - trụ sở tại New York - phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức.

Khói bay lên trên mái nhà nguyện Sistine tối 12-3.

Khói đen đã bay lên từ ống khói trên mái nhà nguyện Sistine vào tối 12-3 (giờ địa phương), điều đó chứng tỏ các hồng y của Giáo hội Công giáo chưa bầu được tân giáo hoàng trong lần bỏ phiếu đầu tiên của họ.

Giao thông tê liệt ở miền bắc châu Âu.

Máy bay, xe lửa hoãn hoặc hủy chuyến, giao thông tê liệt nhiều nơi tại châu Âu ngày 12-3 do băng tuyết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục