Bà Phua làm du lịch cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/12/2023 | 7:44:11 AM

YênBái - Cách trung tâm huyện Văn Chấn 12 km về phía Bắc, xã Suối Giàng được thiên nhiên ban tặng cho hệ sinh thái đa dạng cùng hệ thực vật phong phú, đặc biệt là quần thể hàng trăm cây chè cổ thụ Shan tuyết trên đỉnh núi mờ sương. Đây là “viên ngọc thô” để người dân nơi đây rèn giũa, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá.

Bà Sổng Thị Phua, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn giới thiệu địa điểm du lịch Cốc Tình.
Bà Sổng Thị Phua, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn giới thiệu địa điểm du lịch Cốc Tình.

Nắm bắt được cơ hội này, năm 2015, bà Sổng Thị Phua (64 tuổi) - hội viên người cao tuổi ở thôn Giàng B, xã Suối Giàng đã cùng với gia đình đầu tư xây dựng mô hình du lịch homestay với những điểm tham quan, khám phá hấp dẫn ngay tại khuôn viên của gia đình.

Bà Phua cho hay: "Suối Giàng là xã vùng cao có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 98%. Nằm cách không xa trung tâm huyện Văn Chấn, nhưng các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào Mông nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét độc đáo. Không chỉ vậy, Suối Giàng còn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những tán rừng nguyên sinh với phong cảnh kỳ thú hay những rừng chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi nổi tiếng. Đây chính là sự khác biệt, tạo cho Suối Giàng có tiềm năng để trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái phát triển bền vững”. 

Cốc Tình hiện là địa danh du lịch khám phá thu hút khá đông khách du lịch khi đến với mô hình của gia đình bà Phua. Khi đến đây, nhiều du khách đã ví như lạc vào cõi tiên. Ngoài được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, du khách còn được hít thở không khí trong lành, mát mẻ; được ngắm màu xanh ngút ngàn của cây cối mọc trên những phiến đá. Để tạo thuận lợi cho khách đến tham quan Cốc Tình, gia đình bà Phua đã đầu tư con đường với hàng trăm bậc đá trải dài và thiết kế những vị trí đẹp để chụp ảnh. 

Chị Nguyễn Thị Hằng - du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: "Khi đến với Suối Giàng, tôi rất thích khám phá địa danh Cốc Tình vì nơi đây vẫn lưu giữ được vẻ hoang sơ, tự nhiên. Thêm vào đó, khi đến với mô hình của gia đình bà Phua, tôi còn được trải nghiệm các nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Mông như: mặc trang phục, thưởng thức các món ăn truyền thống, múa khèn …Tất cả đã đem đến cho tôi những trải nghiệm vô cùng thú vị”. 

Với rất nhiều những nỗ lực, sau một thời gian làm du lịch, đến nay, nhà cộng đồng của gia đình bà Phua cũng đã được nằm trong hệ thống nhà cộng đồng đạt tiêu chuẩn, có mối liên kết với các công ty lữ hành nên ngày càng tạo được uy tín với du khách gần, xa. Trung bình, mỗi tháng, điểm tham quan, khám phá của gia đình bà Phua tiếp đón khoảng trên 300 lượt khách trong và ngoài tỉnh. 

Từ những mô hình làm du lịch như nhà bà Phua đã không chỉ góp phần bồi đắp những giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông ở Suối Giàng nói riêng và mảnh đất Yên Bái nói chung đến với du khách trong và ngoài nước mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng cao.

Theo ông Giàng A Đằng - Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng, gia đình bà Phua là hộ điển hình đã có những cách làm hay, sáng tạo, đóng góp tích cực cho hoạt động xây dựng, phát triển, quảng bá du lịch của địa phương. "Chúng tôi hy vọng, sẽ ngày càng có nhiều hộ gia đình biết làm du lịch như nhà bà Phua để đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, địa danh Suối Giàng ngày càng được nhiều người biết đến hơn” - ông Giàng A Đằng cho biết.

Hồng Oanh

Tags Suối Giàng du lịch cộng đồng Văn Chấn homestay văn hóa chè Shan tuyết

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục