Cải thiện nước sạch sinh hoạt cho người dân nông thôn Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/8/2023 | 7:43:56 AM

YênBái - Yên Bái là một trong 21 tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được thụ hưởng Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái phát tờ rơi tuyên truyền nhân dân nâng cao nhận thức về sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái phát tờ rơi tuyên truyền nhân dân nâng cao nhận thức về sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.

Tham gia Chương trình, nhiều hộ dân, trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ xây nhà vệ sinh, thụ hưởng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe cộng đồng. 

Chương trình được triển khai tại Yên Bái với tổng kinh phí hơn 218,91 tỷ đồng trong gia đoạn 2016 - 2022. Chương trình có 3 hợp phần gồm: cấp nước nông thôn; vệ sinh nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình được tổ chức thực hiện tại các địa phương, trải rộng trên địa bàn các xã, đến tận thôn, bản và mỗi hộ gia đình, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành y tế, ngành giáo dục và đào tạo thực hiện và các hợp phần triển khai tại 50 xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh. 


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện tiểu hợp phần 1, cấp nước cộng đồng dân cư - hợp phần 1, cấp nước nông thôn. Chi cục Thủy lợi  -  cơ quan Văn phòng Thường trực Chương trình triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá Chương trình của hợp phần 3, liên quan về cấp nước cộng đồng dân cư. 

Ngành giáo dục và đào tạo làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện tiểu hợp phần 2, cấp nước và vệ sinh trường học thuộc hợp phần 1; cấp nước nông thôn và các hoạt động nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá Chương trình liên quan về cấp nước và vệ sinh trường học của hợp phần 3. 

Ngành y tế làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện hợp phần 2 - vệ sinh nông thôn và các hoạt động của hợp phần 3 -  nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá chương trình liên quan đến lĩnh vực vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn, giám sát chất lượng nước uống, sinh hoạt. 

Trong 7 năm, tỉnh Yên Bái được giao mục tiêu cụ thể: Về hợp phần cấp nước cộng đồng dân cư, đã thực hiện đạt 11.000 đấu nối cấp nước với số người hưởng lợi được cấp nước khoảng 45.850 người. Về hợp phần vệ sinh nông thôn, số xã đạt vệ sinh toàn xã là 50 xã; số nhà tiêu hộ gia đình được xây mới hoặc cải tạo là 7.350 nhà tiêu; 58 trạm y tế được xây mới hoặc nâng cấp; 56 trường học được xây mới hoặc nâng cấp công trình vệ sinh và nước sạch…


Sau khi được giao nhiệm vụ, các đơn vị tham gia Chương trình đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch để tổ chức thực hiện cho cả giai đoạn, từng năm đã hoàn thành các mục tiêu của Chương trình. Cụ thể, đã đầu tư xây dựng tổng số 27 công trình cấp nước, số đấu nối được kiểm toán công nhận kết quả là 11.081/11.000 đấu nối, đạt 100,7% kế hoạch.

Chương trình xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa công trình nước và vệ sinh đã thực hiện được ở 68 trường học/56 trường được giao, đạt 121,4% kế hoạch; hỗ trợ xây dựng nhà tiêu cho các hộ nghèo, gia đình chính sách thuộc các huyện trong tỉnh, đã hoàn thành 7.350/7.350 nhà tiêu, đạt 100% kế hoạch; đã hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa công trình cấp nước và vệ sinh tại 58/58 trạm y tế, đạt 100% kế hoạch. 

Trong 7 năm thực hiện, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình của 3 ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức được 129 hội nghị triển khai thực hiện chương trình các cấp; 139 lớp tập huấn tại các cấp.

Đồng thời tiến hành 1.564 cuộc họp dân; 72 cuộc mit tinh; 16 phóng sự truyền hình; 1.942 lượt phát thanh tuyên truyền trên đài phát thanh của xã; xây dựng 54 pa nô tuyên truyền phát cho các xã; tuyên truyền, vận động tại 23.527 lượt hộ gia đình; thực hiện được 2.990 lượt kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình… 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình có nhiều khó khăn, vướng mắc do là Chương trình có cách tiếp cận mới, trên cơ sở đánh giá kết quả đầu ra nên khi tham gia thực hiện các đơn vị còn lúng túng trong việc xử lý công việc, nhất là đối với công tác tiếp nhận nguồn vốn, thủ tục rút vốn, thủ tục vay lại…

Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” đã tác động mạnh mẽ và phát huy hiệu quả tích cực giúp người dân nông thôn, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh. 

Ở những nơi đã được đầu tư xây dựng công trình phụ trợ, điều kiện sinh hoạt của cộng đồng đã được cải thiện rõ rệt; ý thức vệ sinh môi trường của nhân dân có sự chuyển biến, góp phần nâng cao nếp sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; xóa bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiền Nguyễn

Tags cải thiện sinh hoạt người dân nông thôn Yên Bái quy mô vệ sinh nước sạch nông thôn

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục