Về Quy Mông vui hội đầu xuân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/2/2024 | 12:51:56 PM

YênBái - Hôm nay - 16/2 (tức mồng 7 tháng Giêng), Lễ hội Đình và Đền xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã khai hội trong niềm vui hân hoan của người dân và khách thập phương nhằm tưởng nhớ các bậc hiền tài có công với quê hương, đất nước; cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an.

Mở đầu Lễ hội, người dân và khách thập phương được chứng kiến Lễ rước sắc phong của các đời vua vào Đình và Đền xã Quy Mông. Tiếp đó là mâm lễ của các thôn dâng cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. 

Theo sử sách ghi lại, Đình và Đền Quy Mông có từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đình Quy Mông thờ đệ nhất Quốc Chủ Thông, Đại vương Sắc phong, Đệ Nhị Cao Sơn Thần Đại Vương, Đệ Tam Trấn Quốc Đại Vương, Đệ Tứ Phiên Quốc Đại Vương, thờ 18 vị văn võ lang quân, Đệ Nhất Thần Nông Thị Chi, thờ Tản Viên Sơn - một nhân thần huyền sử, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam.

Đền Quy Mông thờ vọng Mẫu Đông Cuông, thờ Bà Vương Mẫu Quế Hương công chúa và thờ bà Nguyễn Thị Hoa là nhân vật lịch sử cùng 2 em gái khai phá lập ấp từ ngòi Rào đến ngòi Thia gồm các xã Quy Mông, Kiên Thành (huyện Trấn Yên); Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác, An Thịnh (huyện Văn Yên).


Lãnh đạo huyện Trấn Yên, nhân dân chiêm bái cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Hàng năm, cứ đúng ngày 7 tháng Giêng, xã Quy Mông lại tổ chức Lễ hội Đình và Đền trong không khí hân hoan, phấn khởi của bà con trong xã cũng như các địa phương lân cận ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Cùng với tiệc chính được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng thì trong năm, tại Đình và đền Quy Mông còn 4 lễ hội khác là: Lễ Hạ điền ngày 3/3 Âm lịch, Lễ đại tiệc thu ngày 17/7 Âm lịch, Lễ mừng cơm mới ngày 9/9 Âm lịch, Lễ cấm cửa rừng ngày 25/12 Âm lịch. Là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, đến nay, Đình và đền Quy Mông vẫn luôn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến du xuân, chiêm bái. 

Ngoài phần lễ trang trọng, đến với Lễ hội Đình và Đền Quy Mông, người dân và du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn giàu bản sắc văn hoá dân tộc, thưởng thức các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Mường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân mới. 

Di tích Đình và Đền Quy Mông giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Lễ hội diễn ra hàng năm là điều kiện để địa phương tiếp tục gìn giữ, tôn tạo, tổ chức các hoạt động văn hoá tâm linh, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, góp phần giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Chương trình văn nghệ tại Lễ hội Đình và Đền Quy Mông mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường.


Người dân tham gia môn kéo co trong Lễ hội.

Thanh Chi – Hoài Văn

Tags Yên Bái Quy Mông Đình Đền Chùa du xuân

Các tin khác

Các hoạt động nằm trong Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố Quyết định công nhận khu du lịch quốc gia Mộc Châu sẽ diễn ra từ ngày 17-19/5/2024 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm hướng đến hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1177/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch.

Tuyến đường đi bộ dài nhất thế giới bắt đầu từ thị trấn L'Agulhas (Nam Phi) đến thành phố Magadan (Nga)

Cung đường có thể đi bộ dài nhất thế giới xuất phát từ điểm cực nam của châu Phi đến vùng cực bắc nước Nga với tổng chiều dài 22.387km.

Du khách trải nghiệm tắm khoáng nóng tại huyện Trạm Tấu.

Tuy là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn nhưng với thế mạnh trên 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc riêng có, Trạm Tấu đã chú trọng phát triển văn hóa bản địa góp phần giúp huyện hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục