Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/9/2012 | 8:25:47 AM

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã được Bộ VH-TT&DL chính thức công nhận Di tích quốc gia. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với di sản có một không hai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Không thể biết được đồng bào dân tộc ở Hoàng Su Phì đã phải mất bao nhiêu năm để biến những ngọn núi đất thành những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, chỉ biết rằng, ruộng bậc thang đã được đồng bào khai thác từ hàng trăm năm nay, thay thế cho việc làm nương làm rẫy, hết đời này qua đời khác, con người nơi đây lấy ruộng bậc thang làm kế sinh nhai. Ruộng bậc thang cũng đánh dấu quá trình định canh định cư, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho các hộ gia đình. 

 
Ông Long Chính Phong, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang hồ hởi chia sẻ: “Ruộng này mỗi năm tôi thu được 3 tấn lúa. Thế có đủ ăn không? Đủ chứ, thừa là đằng khác, thừa 7-8 tạ”...
 
Nhìn hàng nghìn ha ruộng bậc thang trải dài khắp thung lũng mới thấy không quá khi gọi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính là công trình kỳ vĩ của đồng bào địa phương. Từ những khó khăn trong canh tác nông nghiệp ở địa hình đồi núi, người dân đã sáng tạo ra phương thức canh tác này để thay đổi cuộc sống. Hiện tại, Hà Giang cũng đã xây dựng kế hoạch bảo tồn ruộng bậc thang sau khi được công nhận Di tích quốc gia.
 
 
“Đặc biệt là phải thu hút các công ty du lịch, các đoàn du lịch đến khảo sát, xây dựng các tour du lịch... từ đó người dân người sẽ thấy rằng, việc được công nhận Di tích quốc gia sẽ tạo nguồn thu nhập mới từ các hoạt động du lịch và bà con tự có ý thức hơn trong việc bảo tồn di sản ruộng bậc thang” - ông Hoàng Văn Kiên, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang nói.
 
 
Bên cạnh những thửa ruộng bậc thang gắn chặt với cuộc sống, sinh hoạt tín ngưỡng nông nghiệp cũng đã được hình thành và trở thành di sản quý của đồng bào địa phương gồm 13 dân tộc với khá nhiều lễ hội đặc sắc như Lễ cúng ma khô của người người Mông, Lễ hội lùng tùng của dân tộc Tày, lễ cúng thần rừng, lễ mừng cơm mới của người La Chí... 

(Theo VTV)

Các tin khác

Chương trình tổ chức Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 vừa được Bộ VH,TT&DL ban hành tại Quyết định số 3237/QĐ-BVHTTDL.

Du khách luôn phấn khích tham gia lễ hội cà chua nổi tiếng La Tomatina

Lễ hội Cà chua nổi tiếng nhất thế giới La Tomatina, vốn thường được biết đến như một cuộc “đại chiến cà chua”, là lễ hội truyền thống độc đáo được tổ chức vào ngày thứ Tư cuối cùng của tháng 8 hàng năm, tại thị trấn nhỏ Bunol, Valencia, Tây Ban Nha.

Các khinh khi cầu chuẩn bị tham gia biểu diễn.

Sáng 31-8, lễ hội khinh khí cầu quốc tế Việt Nam lần thứ nhất - Bình Thuận 2012 (VIHABF) đã chính thức khai mạc tại thành phố Phan Thiết. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến dự và phát biểu chào mừng.

Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới.

Hồ Baikal, nằm ở phía nam Siberia, thuộc lãnh thổ Nga, còn được biết đến với cái tên “Con mắt xanh của Siberia”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục