Nghĩ về chính sách quân sự “4 không” của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2023 | 1:45:49 PM

YênBái - Ngày 24/2/2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Gần 2 năm qua, theo các nhà phân tích chính trị, kinh tế, quân sự trên thế giới, lực lượng vũ trang Nga không chỉ chiến đấu với quân đội Ukraine, mà với cả một liên minh quân sự lớn bậc nhất thế giới.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phát biểu tại Phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình Ukraine. (Ảnh: TTXVN)
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phát biểu tại Phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình Ukraine. (Ảnh: TTXVN)

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, cuộc chiến của Ukraine (đứng sau là một liên minh quân sự lớn) chưa có hồi kết, nhưng người dân Ukraine còn trong nước đã, đang phải sống trong loạn lạc, hàng triệu người dân khác đã rời bỏ quê hương; quân đội Ukraine được coi là quân đội xếp thứ 3 thế giới đang hứng thương vong lớn, vô số trang thiết bị quân sự vốn có và cả trang thiết bị đến từ nước ngoài đã bị phá hủy, vô hiệu. Ukraine dường như không còn quyền tự quyết.

Đúng 6 ngày sau khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bùng nổ, ngày 1/3, tại Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đăng đàn đã nhấn mạnh: "Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung”. 

Có thể nói, chưa có đất nước nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam: ngàn năm Bắc thuộc; trăm năm Pháp thuộc; kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ suốt 30 năm; rồi hai cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc.

Chịu quá nhiều đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh, dân tộc Việt Nam hiểu sâu sắc hơn ai hết giá trị to lớn của hòa bình. Từ đó, càng khát khao và quyết giữ cho đất nước hòa bình, nhân dân hạnh phúc. Bạn bè năm châu đã gọi Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình; Thành phố Hà Nội là Thành phố vì hòa bình. Việt Nam có địa chính trị, địa quân sự quan trọng. 

Trong bối cảnh, tình hình thế giới hiện nay, chúng ta chủ động xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo hướng phòng thủ nhưng kiên định mục tiêu "4 không”: không tham gia liên minh quân sự - bởi, đã tham gia liên minh quân sự tức là phải gắn với một bên, phải san sẻ trách nhiệm, có thể phải đối đầu với một hoặc nhiều bên khác… "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước…” là chủ trương nhất quán. 

Việt Nam chỉ chọn đứng về hòa bình, lẽ phải, công lý theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam không liên kết với nước này để chống nước kia. Nguyên tắc này giúp Việt Nam có vị thế phù hợp để đối thoại với các nước hay tham gia vào các cơ chế đối thoại an ninh, quan sát viên… 

Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, nhưng chúng ta vẫn chú trọng xây dựng nền quốc phòng vững mạnh theo hướng hiện đại hóa nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. 

Cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói: "Chính sách quốc phòng "4 không" của Việt Nam được thế giới ủng hộ, nó được đúc kết từ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nó phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay cũng như mai sau…”.  

Thực tiễn đã đúng như đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Hôm nay, những chiến sĩ hăng say luyện tập, những vũ khí, khí tài hiện đại dần được trang bị; nền công nghiệp quốc phòng đang có những bước tiến vững chắc nhưng chính sách quốc phòng "4 không” là một đường lối, chủ trương hết sức đúng đắn. Hơn ai hết, chúng ta hiểu tránh được một cuộc chiến tranh còn giá trị gấp trăm ngàn lần chiến thắng trong một cuộc chiến”.

Lê Phiên

Các tin khác
Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa

Những đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức rất rõ về sự ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của đất nước.

Chiếc huy hiệu gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Những ngày qua, dư luận xã hội, đặc biệt là cộng đồng mạng đã có một phen dậy sóng khi một ca sĩ mặc bộ đồ biểu diễn khá giống với trang phục sĩ quan ngụy, đặc biệt, trên ngực áo còn đeo rất nhiều huân chương, trong đó có cái giống với huy chương “biệt công bội tinh” của chính quyền ngụy ở Sài Gòn trao cho những nhân vật có công với chính quyền ngụy.

Cán bộ, đảng viên xã Nậm Mười giúp người dân thôn Làng Cò khai thác quế để hiến đất làm đường giao thông.

Những ngày tháng 5 này, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đang nô nức thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Di chúc Bác Hồ. (Ảnh tư liệu)

Đã gần 60 năm, kể từ ngày đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc bất hủ vào thời điểm 9 - 10 giờ, thứ hai, ngày 10/5/1965. Đến nay, Di huấn vẹn nguyên tính thời sự mà Bác coi là tài liệu “Tuyệt đối bí mật” đã và đang được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân từng bước hiện thực hóa thông qua việc không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục