70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết vòng vây lửa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2024 | 7:35:40 AM

Đợt tấn công thứ 2, sau đợt tiến công mở màn được coi là có yếu tố quyết định đến thắng lợi của toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuối giờ chiều 30/3/1954, tiếng pháo Việt Minh dồn dập bắn vào các điểm cao bảo vệ trung tâm chỉ huy De castries (Đờ Cát).
Cuối giờ chiều 30/3/1954, tiếng pháo Việt Minh dồn dập bắn vào các điểm cao bảo vệ trung tâm chỉ huy De castries (Đờ Cát).

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhìn lại 3 đợt tấn công của Việt Minh vào các cứ điểm của quân đội Pháp, mỗi đợt tấn công đều để lại những dấu ấn lịch sử.

Đợt tấn công thứ 2, sau đợt tiến công mở màn được coi là có yếu tố quyết định đến thắng lợi của toàn bộ chiến dịch này. Kéo dài gần 1 tháng, đánh vào một khu vực gồm nhiều trung tâm đề kháng với nhiều tiểu đoàn đóng riêng lẻ, đây là trận công kiên có quy mô lớn nhất từ khi quân đội ta thành lập cho đến thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thung lũng Điện Biên Phủ sau 2 tuần kể từ đợt tiến công mở màn, sự im lặng bao trùm toàn mặt trận. Sự tĩnh lặng trước cơn bão lớn. Trong suốt 2 tuần, cuộc chiến ở Điện Biên diễn ra dưới lòng đất.

"Người ta ví cái tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nó như một củ hành. Việt Minh cứ từng bước một, chủ động bóc đi từng cái mũi của củ hành. Hành càng bóc vào sâu, mọi người càng thấy hăng. Người Pháp cũng vậy, khi Việt Minh đã bóc vào lõi của củ hành rồi thì lúc bấy giờ mắt của người Pháp càng ngày càng đẫm lệ", Đại tá, PGS. TS. Hoàng Xuân Nhiên, Học viện Quốc phòng, chia sẻ.

Địa hình phức tạp, 40/49 cứ điểm của quân Pháp tập trung ở đây khiến đợt tấn công thứ 2 không kết thúc nhanh như mong muốn ban đầu.

Những trận mưa đầu mùa nối tiếp những ngày nắng dữ dội làm chiến trường càng thêm ngột ngạt. Đợt chỉnh huấn quân kịp thời đã khắc phục được tư tưởng dao động nảy sinh ở một vài đơn vị.

Sau đợt kiểm điểm đã mở ra chiến thuật mới, hướng đi mới, chiến tranh dưới lòng đất. Hệ thống đường hào dài hơn 100 km ngày càng siết vào trung tâm chỉ huy quân Pháp.

Đường băng cũ của sân bay Mường Thanh cách đây 70 năm trước, quân đội Pháp đã dùng đường băng này lập cầu tiếp viên hàng không vận chuyển về khí tài, thực phẩm và con người… Sau hơn 3 tháng, bộ đội Việt Nam đã đào hầm xuyên qua dưới lòng sân bay và chiếm hoàn toàn sân bay Mường Thanh, chia cắt sân bay thành 2 nửa hình tam giác và vô vàn đường xương cá.

Việc đánh đúng đòn chí tử vào quân đội Pháp ở sân bay Mường Thanh đã dồn quân đội Pháp đến bước đường cùng, giúp bộ đội ta càng gần hơn đến ngày chiến thắng.

Các chiến hào của Việt Minh giờ chỉ cách sở chỉ huy Pháp 300 m. Quân Pháp bị dồn lại, com cụm trong khu vực chừng 1 km2. Chiến thắng ngày càng gần hơn trên chiến trường đặt tiền đề cho thắng lợi ở hội nghị Geneva sắp bắt đầu.

(Theo VTV)

Các tin khác
Cán bộ Công an TP. Điện Biên Phủ dắt tay đưa du khách sang đường an toàn.

Để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến với Điện Biên Phủ, Công an TP. Điện Biên Phủ luôn thường trực tại các điểm di tích thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ từ sáng sớm đến tận chiều tối để phân luồng, điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện vào bãi đỗ xe và duy trì ANTT.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đỗ Minh Huấn thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên hiện đang cư trú tại phường Yên Thịnh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), thành phố Yên Bái tổ chức 8 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo chủ chốt làm trưởng đoàn đi thăm, tặng quà các gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang cư trú trên địa bàn.

Được biết, các tác phẩm thuộc nhiều thể loại gồm: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, ký, nhật ký, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đặc biệt với đa dạng hình thức.

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và thị xã nghĩa lộ thăm, tặng quà gia đình cựu chiến binh Lê Văn Chiến - Trưởng Ban liên lạc truyền thống Chiến sĩ Điện Biên, thị xã Nghĩa Lộ.

Năm 1996, Ban Liên lạc (BLL) truyền thống Chiến sĩ Điện Biên thị xã Nghĩa Lộ được thành lập. Thành viên là cựu chiến binh (CCB) thuộc các đơn vị Đại đoàn 308, 304, 316, 312, 351 đã từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. BLL vừa là nơi gặp gỡ của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa cùng nhau ôn lại những ký ức về năm tháng của một thời tuổi trẻ đầy gian khổ mà oai hùng, vừa là nơi để CCB được chia sẻ những khó khăn, buồn vui trong cuộc sống; là địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng và cũng là “sợi dây” nối lịch sử với hiện tại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục