Yên Bái từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/10/2023 | 3:07:36 PM

YênBái - Thời gian qua, Yên Bái luôn công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn luôn, thể hiện rõ nét qua việc triển khai hiệu quả Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học; công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên…, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 22/NQ - TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Bữa ăn trưa của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Túc Đán, huyện Trạm Tấu có đủ 4 món: mặn, xào, canh, cơm đảm bảo đủ chất, giúp trẻ ngon miệng. Năm học này, nhà trường có 30 lớp với gần 1.000 học sinh ở 2 cấp học, 100% học sinh bán trú, trong đó có hơn 900 em ăn 3 bữa/ngày tại trường. 

Cùng với chăm lo phát triển thể chất, các em học sinh được học đủ học 2 buổi/ngày. Nếu như năm học trước nhà trường còn thiếu giáo viên tiếng Anh phải nhờ sự hỗ trợ của giáo viên biệt phái thì từ năm học 2023 - 2024 này, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Túc Đán đã được bố trí giáo viên tiếng Anh. Vì vậy, học sinh từ khối lớp 3 trở lên đã được học tiếng Anh đảm bảo theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cơ sở vật chất của Trường đến nay cũng đã được đầu tư khang trang, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy và trò với đầy đủ phòng học, bảng, bàn ghế, phòng ở, công trình phụ trợ cho học sinh bán trú. Các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn được ưu tiên các trang thiết bị hiện đại như: ti vi, máy chiếu. Nhờ các chính sách hỗ trợ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục của nhà trường từng bước được nâng lên. Tỷ lệ huy động và duy trì học sinh ra lớp đạt 100%. Năm học 2021 - 2022, tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt 27,6%, năm học 2022 - 2023 đạt 32,02%, tăng 4,42% so với năm học trước. 

Huyện Văn Chấn có 10 xã ở vùng đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, trên cơ sở Chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Chấn đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, cùng với các trường học triển khai có hiệu quả mục tiêu Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng chính là kết quả thực hiện mục tiêu  Nghị quyết 22 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025.

Học sinh lớp 4A Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Túc Đán, huyện Trạm Tấu trong giờ học tiếng Anh, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thực hiện Nghị quyết 22, hiện nay, tỉnh Yên Bái có 321 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chiếm 72,6%, vượt 3,7% so với mục tiêu đề ra đến năm 2025. Quy mô, mạng lưới trường, lớp học được rà soát, sắp xếp phù hợp với từng địa phương. Tỷ lệ trẻ em, học sinh đi học đúng độ tuổi đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các thầy, cô giáo ở vùng cao cũng đã vượt qua khó khăn, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, đem ánh sáng văn hoá tới những nơi xa xôi của tỉnh, hết lòng vì học sinh thân yêu, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy trẻ từ các kĩ năng đến kiến thức trong cuộc sống, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục vùng đồng bào dân tộc, giáo dục vùng khó khăn càng được quan tâm đặc biệt với những ngôi trường vừa bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải vừa qua. Hồ Bốn là địa phương đã bị thiệt hại năng nề nhất trong trận mưa lũ ngày 5/8 , trong đó có các trường học. Trực tiếp nhiều đợt chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại "tâm lũ" Hồ Bốn, ngày tựu trường năm học 2023 - 2024 , đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hồ Bốn và Trường Mầm non Hoa Huệ, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, tiếp thêm động lực để thầy và trò 2 nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
 
Với sự quan tâm của tỉnh, sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sẽ từng bước được nâng lên, góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 22 NQ/TU, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra.
Minh Huyền - Mạnh Cường

Tags giáo dục vùng cao Sở Giáo dục và Đào tạo học sinh Túc Đán Trạm Tấu

Các tin khác
Em Nguyễn Tuấn Anh

Lần đầu tiên, học sinh Việt Nam góp mặt tại vòng chung kết giải Vô địch Robotics thế giới (VEX Robotics World Championship) diễn ra tại Texas, Hoa Kỳ.

Một tiết học của cô và trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) sẽ được bổ sung tăng thêm 1 lớp chuyên Toán.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1304/QĐ-BGDĐT về việc tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 1.972 học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2023-2024.

Một giờ học của cô và trò Trường Tiểu học & THCS Tân Thịnh, huyện Văn Chấn.

Trường Tiểu học và THCS Tân Thịnh là ngôi trường có bề dày thành tích trong công tác dạy tốt, học tốt, trở thành điểm sáng của ngành giáo dục và đào tạo huyện Văn Chấn, xứng đáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của học sinh, phụ huynh, nhân dân và chính quyền địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục