Yên Bình tập huấn truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình

  • Cập nhật: Thứ bảy, 14/5/2022 | 8:51:34 PM

YênBái - 25 học viên là các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, các nhóm hộ trồng rừng tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình đã tham gia Hội nghị tập huấn hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) gỗ rừng trồng.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn.

Thực hiện Kế hoạch hoạt động dự án nhỏ được nhà tài trợ FAO/FFF và Ban quản lý Chương trình FFF II, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phê duyệt, vừa qua, Ban quản lý chương trình FFF tỉnh Yên Bái, Hội Nông dân huyện Yên Bình phối hợp với Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Bình Minh - xã Phú Thịnh tổ chức Hội nghị tập huấn hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) gỗ rừng trồng cho 25 học viên là các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, các nhóm hộ trồng rừng tại xã Phú Thịnh.

Tại Hội nghị, các học viên được Tiến sỹ Hoàng Liên Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các giảng viên của Trung tâm giới thiệu giới thiệu mục tiêu, nội dung tập huấn và tổng quan về hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình. 

Đồng thời hướng dẫn thực hành: đăng ký thành viên và truy cập hệ thống iTwood; nhập và xác nhận thông tin quyền sử dụng đất và khoảnh rừng trên hệ thống iTwood; nhập và xác minh thông tin đăng ký khai thác cho lô rừng; lập hồ sơ gỗ; thực hiện tách ghép hồ sơ gỗ và giao dịch gỗ trên hệ thống. 

Bên cạnh đó, thảo luận lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý và các đối tượng trực tiếp sử dụng để hoàn thiện hệ thống iTwood.

Kết thúc Hội nghị tập huấn, các học viên nắm được sự cần thiết xây dựng Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc thông minh iTwood cho gỗ rừng trồng hộ gia đình, giúp mọi người hiểu rõ hơn và sử dụng thành thạo hệ thống iTwood, góp phần làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Vũ Đồng

Tags Yên Bình tập huấn truy xuất nguồn gốc thông minh gỗ rừng trồng hồ Thác Bà

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục