Công ty cổ phần Yên Thành lấy khoa học kỹ thuật làm mấu chốt thành công

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/12/2022 | 7:41:37 AM

YênBái - Những năm qua, Công ty cổ phần Yên Thành (CTCPYT), huyện Yên Bình luôn tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, ngày càng khẳng định vị thế trên thương trường với 2 sản phẩm chính là măng và gỗ.

Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành phân loại sản phẩm xuất khẩu.
Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành phân loại sản phẩm xuất khẩu.

Được thành lập năm 2005, CTCPYT gặp không ít khó khăn về nhân sự, vốn cũng như thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, với quyết tâm vươn lên xây dựng chỗ đứng và tạo thương hiệu, Công ty triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cho sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu. 

Hiện tại, Công ty đang liên kết với 12 hợp tác xã, tổ hợp tác theo hình thức sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm xuất khẩu ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Theo hình thức này, Công ty đã mở rộng được vùng sản xuất, tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển, người nông dân có việc làm, sản phẩm trồng cấy được tiêu thụ ổn định. 

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh (XSKD), CTCPYT luôn đề cao và phát huy tinh thần lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật nên có nhiều sáng kiến được áp dụng vào sản xuất được Hội đồng Khoa học tỉnh Yên Bái nghiệm thu như: "Phương pháp dùng vật liệu sẵn có bảo quản măng thu mua tại chỗ”; "Đổi mới công nghệ thiết bị hoàn thiện quy trình chế biến gỗ ván ép xuất khẩu”; "Sử dụng nhiệt hơi nước hấp chín măng Bát độ xuất khẩu”… 

Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc CTCPYT cho biết: Để sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao, được thị trường đón nhận, đặc biệt đáp ứng được tiêu chuẩn để xuất khẩu, Công ty đã nghiên cứu, cải tiến và áp dụng các giải pháp về KHCN vào sản xuất măng và gỗ. Nhờ đó, sản phẩm sau chế biến bảo đảm chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan". 

Những giải pháp đồng bộ, thiết thực đã giúp CTCPYT nâng cao năng suất lao động và khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong chế biến sản phẩm. Từ đó, đảm bảo năng suất lao động, tạo được uy tín với khách hàng khi sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng không ngừng được nâng lên. Do đó, những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song CTCPYT vẫn đứng vững trên thị trường.

Mạnh dạn trong SXKD, đặc biệt là huy động các giải pháp về khoa học, kỹ thuật đã góp phần giúp CTCPYT từng bước xây dựng được thương hiệu và ngày càng được nhiều bạn hàng biết đến. Nếu như năm 2018 doanh thu của CTCPYT mới đạt gần 114 tỷ đồng thì năm 2021 là trên 148 tỷ 500 triệu đồng. 

Đặc biệt, những tháng cuối năm 2022, mặc dù ngành gỗ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ phải đóng cửa do ảnh hưởng của khủng hoảng, xung đột quốc tế và bảo hộ mậu dịch nhưng CTCPYT vẫn duy trì được sản xuất với doanh thu từ đầu năm đến nay trên 124 tỷ đồng; trong đó, doanh thu xuất khẩu 3,6 triệu USD. Bình quân mỗi năm CTCPYT đóng góp ngân sách Nhà nước trên 2 tỷ đồng; 100% công nhân có việc làm, thu nhập ổn định. 

Bà Nguyễn Thị Hồng Sáng - công nhân dây chuyền đóng bao cho biết: "Làm ở CTCPYT đã 8 năm, tôi được hưởng đầy đủ các chế độ, quyền lợi; đồng thời, công việc rất ổn định, thu nhập đạt gần 7 triệu/tháng”.

Cùng với thi đua sản xuất, kinh doanh, CTCPYT còn tham gia nhiều chương trình an sinh xã hội tại địa phương như tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện; các cuộc vận động ủng hộ do các cấp chính quyền và tổ chức, đoàn thể phát động; tham gia xóa nhà dột nát, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xây nhà văn hóa thôn, công trình thắp sáng đường quê, ủng hộ các trường học vùng cao khó khăn... với kinh phí ủng hộ hàng năm từ 200 - 300 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc CTCPYT cho biết thêm: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ duy trì và phát huy phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong SXKD, thực hiện tốt quy chế thưởng sáng kiến; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào SXKD không ngừng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm”.

Cùng đó, CTCPYT tiếp tục tìm kiếm mở rộng và duy trì thị trường; mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tại các thị trường khó tính.

Hồng Duyên

Tags Công ty cổ phần Yên Thành Yên Bình khoa học kỹ thuật thương trường sản phẩm

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn kiểm tra cây giống trước khi trồng rừng.

Vốn là “điểm nóng” trong công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR), nhưng những năm trở lại đây, huyện Văn Chấn có nhiều giải pháp trong QLBV, phòng chống cháy rừng (PCCCR) cũng như phát triển vốn rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng nghèo nay đã và đang hồi sinh trở lại.

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục