Phát huy vai trò của Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/12/2016 | 8:05:49 AM

YBĐT - HND thị xã Nghĩa Lộ đã tiếp tục tư vấn, giúp đỡ các mô hình tổ hợp kinh doanh dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi cho các hộ nông dân trên địa bàn; phối hợp tổ chức tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và con giống chăn nuôi gà cho nông dân

Nông dân Nghĩa Lộ trồng nấm rơm.
Nông dân Nghĩa Lộ trồng nấm rơm.

Kết luận 61-KL/TW ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam (HND) trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” và Quyết định 673 QĐ-TTg về việc HND Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020 ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được thị xã Nghĩa Lộ chú trọng thực hiện.

Ông Hà Văn Nam - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Kết luận 61 thị xã Nghĩa Lộ khẳng định: “Đề án 61 và Quyết định 673 có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao vị thế, vai trò của HND, thực sự là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới (NTM); giúp cho sự đoàn kết trong nông dân và tổ chức HND ngày càng củng cố vững mạnh, góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thị xã và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Từ sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, của cấp ủy, chính quyền các cấp, việc tổ chức triển khai thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt một số kết quả.

Hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân tỏ rõ hiệu quả thực tế, tạo điều kiện cho nhiều hội viên phát triển kinh tế.

HND thị xã đã duy trì, quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội tại 7/7 xã, phường. Tổng số vốn tín chấp hiện nay là trên 32,6 tỷ đồng thông qua 38 tổ vay vốn với 1.159 thành viên, huy động được 1.275 thành viên tham gia gửi tiền gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi tiết kiệm là 781 triệu đồng.

Cùng đó, HND thị xã đã triển khai thực hiện tốt chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, các hộ dân đã chủ động làm thủ tục giao dịch vay trực tiếp với ngân hàng để vay vốn phát triển kinh tế.

Ngoài ra, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã, năm 2015 đã cho vay phát triển kinh tế hộ 18 dự án với nguồn vốn hỗ trợ 180 triệu đồng, năm 2016 đã tư vấn và thẩm định 1 dự án để giải ngân 40 triệu đồng tại phường Tân An. Các hộ vay vốn và chủ dự án đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy được hiệu quả vốn, quản lý đúng theo quy định.

Ngoài hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, HND thị xã cũng đã tiếp tục tư vấn, giúp đỡ các mô hình tổ hợp kinh doanh dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi cho các hộ nông dân trên địa bàn; phối hợp tổ chức tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và con giống chăn nuôi gà cho nông dân tại phường Tân An; phối hợp với Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Đại An Tín khảo sát và thành lập 3 cơ sở dịch vụ cung ứng thức ăn gia súc, phân bón trả chậm hỗ trợ nông dân.

Để hội viên có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất có hiệu quả, công tác dạy nghề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật được HND chú trọng. Năm 2016, Hội đã phối hợp với Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y thị xã tổ chức 11 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân về chăm sóc lúa xuân, gia súc, gia cầm trong mùa rét, phòng chống rét, dịch bệnh cho cây, con trong lúc rét đậm, rét hại và kỹ thuật chăm sóc, khắc phục lúa xuân bị chết rét cho 605 hội viên các xã, phường.

Đồng thời, Hội phối hợp với Phòng Kinh tế thị xã tiếp tục triển khai mô hình 5 ha ứng dụng bón phân hữu cơ cho lúa năm 2016 tại phường Tân An và triển khai chương trình hỗ trợ giống lúa cho các hộ nông dân nghèo thuộc Chương trình 135 vụ đông xuân với tổng số thóc giống là 10.089 kg; 10 mô hình chăn nuôi hàng hóa, làm 80 cây rơm theo chương trình hỗ trợ của tỉnh; tư vấn giúp đỡ 1 hộ hội viên xây dựng dự án từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân năm 2016 về chăn nuôi gà đẻ trứng với quy mô 1.000 con.

HND thị xã còn phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức 3 lớp dạy nghề về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và dệt may, sản xuất rau an toàn cho 80 hội viên.

Các cấp HND thị xã cũng tích cực tuyên truyền, vận động hội viên mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng các cây rau mầu có giá trị kinh tế cao với kế hoạch chuyển đổi khoảng 20 ha trồng rau xanh, đậu đỗ, ngô đặc sản…, cải tạo một số khe lạch, suối tại xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc để nuôi thủy sản, thủy cầm theo cơ chế hỗ trợ của tỉnh, đặc biệt đối với các hộ dân bị thu hồi ruộng ở xã Nghĩa Lợi.

Ông Chu Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND, Phó ban Chỉ đạo Kết luận 61 thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Thời gian tới, tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Kết luận 61 thị xã tiếp tục tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, hội viên, nông dân về vai trò, trách nhiệm của HND trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, tiếp tục tổ chức vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân năm 2017, tổ chức sơ, tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo, tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm những mô hình tiêu biểu, những phương pháp chỉ đạo, cách làm hay để học tập...”.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục