Lục Yên vững bước trên con đường đổi mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/7/2010 | 1:47:08 PM

YBĐT - Là một huyện miền núi, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song trong những năm vừa qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên đã đoàn kết, thống nhất, nắm vững thời cơ, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XIX đề ra đạt được những thành tựu quan trọng toàn diện.

Toàn cảnh trung tâm thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên hôm nay

Liên tục trong nhiều năm nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 13,33%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 3,04% so với nhiệm kỳ trước, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9 triệu đồng/người/năm, tăng 4,9 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế – xã hội đều đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đề ra, trong đó có một số chỉ tiêu hoàn thành trước kế hoạch từ 1-2 năm. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng hóa. Tổng sản lượng lương thực đạt 46.000 tấn, vượt 2000 tấn so với Nghị quyết đề ra. Huyện đã quy hoạch được nhiều vùng trồng trọt, sản xuất lúa, ngô hàng hóa tập trung, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh theo mô hình chăn nuôi mới. Những vùng chuyên canh lúa, đậu tương, lạc đã được hình thành từ vùng thấp đến vùng cao và thực sự trở thành vùng chuyên canh hàng hoá góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nông dân Lục Yên hôm nay sản xuất không chỉ lấy số lượng, mà lấy giá trị trên mỗi ha canh tác làm thước đo. Đối với các xã dọc Quốc lộ 70 tập trung phát triển cây chè với diện tích trên 400 ha, các xã vùng cao duy trì và phát triển cây công nghiệp ngắn ngày với diện tích ổn định 1 ngàn ha đậu tương, 1 ngàn ha lạc. Bên cạnh đó, huyện tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là các mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng hàng hoá.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện đã biết vận dụng và khai thác hiệu quả thế mạnh sẵn có ở địa phương, kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp -TTCN, khôi phục phát triển các làng nghề. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2000 cho đến nay luôn đạt trên 19,7%, giá trị sản lượng đạt trên 200 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt hàng triệu USD - một con số thật ấn tượng. Khó ai có thể tin được rằng, những dãy núi đá đứng trơ chọi giữa đại ngàn năm nào, nay đã được đánh thức và là nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến đá xây dựng, đá Block, đá mỹ nghệ. Đến nay đã có 30 doanh nghiệp, công ty được xây dựng bề thế bên những dãy núi đá cao đã trở thành công trường khai thác đá đưa vào chế biến.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thế mạnh trong phát triển kinh tế của Lục Yên

Những sản phẩm từ đá do bàn tay tài hoa của người Lục Yên tạo ra đã được xuất khẩu sang các nước Đông, Tây âu có giá trị kinh tế rất cao. Những bức tranh đá quý rực rỡ sắc mầu, đến những bức tranh huyền ảo sương mờ được ghép, gắn bởi hàng ngàn, hàng triệu viên "ru bi, Sa-phia", có giá bán từ vài triệu đồng cho đến cả ngàn USD. Không chỉ có vậy, mà Lục Yên còn xây dựng được làng nghề làm tranh thu hút hàng trăm lao động thường xuyên, "tranh đá quý Lục Yên" đã trở thành một thương hiệu riêng nổi tiếng trong và ngoài nước. Một số sản phẩm có khối lượng và giá trị cao là: mây tre đan, tranh đá quý, đá Block, các mặt hàng nông lâm sản...

 Kinh tế tiểu thủ công nghiệp địa phương có sự chuyển biến rõ nét, từ ngành nghề đến quy mô sản xuất. Một số ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương cũng được chú trọng và phát triển như: mộc dân dụng, mây tre đan, dệt vải... Giá trị sản xuất không những tăng nhanh, vững chắc mà còn thu hút hàng ngàn lao động địa phương với mức thu nhập từ 1,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

Có được những thành quả đó là do sự nỗ lực và mạnh dạn đầu tư, không cam chịu đói nghèo của người dân Lục Yên, song cũng không thể không nói đến sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền nơi đây. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, thu hút vốn đầu tư, khai thác hợp lý tiềm năng, thế mạnh để vận dụng hợp lý tạo sự phát triển.

Cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đến nay tất cả 24/24 xã, thị trấn có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa, 96% số hộ ở 268/298 thôn bản thuộc 24 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 100% số xã, thị trấn có điện thoại, 22 điểm bưu điện văn hóa xã, mật độ máy điện thoại cố định đạt 14 máy/100 dân… tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; tỷ lệ hộ giàu, hộ có thu nhập khá tăng nhanh, hộ nghèo giảm mạnh từ 47,69% năm 2006 xuống còn 10,5% năm 2010.

Song song với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo sự đoàn kết thống nhất cao trong Đảng bộ, trước hết là trong cấp ủy, qua đó tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và trong nhân dân. Các mặt công tác xây dựng Đảng được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, gắn với chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bộ máy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp từng bước được kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành. Với những kết quả quan trọng đã đạt được, Đảng bộ nhiều năm liên tục được công nhận “Trong sạch vững mạnh”.

Với những thành tựu đã đạt được, phát huy truyền thống của huyện "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới". Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên tiếp tục ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất Ngọc vững bước trên con đường đổi mới.

Thanh Phúc - Đức Toàn

 

Các tin khác
Các bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại bệnh viện.

Chiều 2.5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai triển khai các nội dung liên quan đến vụ ngộ độc sau ăn bánh mì trên địa bàn.

Hòa giải viên Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái hòa giải, đối thoại tại Tòa vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

Hòa giải, đối thoại đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Hòa giải thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp, không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước, tạo thuận lợi cho việc thi hành án và rút ngắn thời gian giải quyết vụ án…

Năm 2023, LĐLĐ huyện Trấn Yên được nhận cờ thi đua vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Trấn Yên đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, trong đó có Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)”, là đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào này của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2023.

Ngay từ sáng sớm, người dân từ khắp nơi đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục