Thống nhất với đánh giá và những giải pháp cho nhiệm kỳ tới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/10/2010 | 11:07:40 AM

YBĐT - Đã có 67 ý kiến thảo luận ở tổ, tại hội trường và ý kiên bằng văn bản tập trung thảo luận vào Báo cáo chính trị kiểm điểm, đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010 và bàn các giải pháp thực hiện các mục tiêu của nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Thông tin liên quan:

>>Danh sách 51 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVII

>>Yên Bái: Tất cả đã hướng về Đại hội

>>Tranh thủ mọi nguồn lực sớm đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực

>>Kỳ vọng ở Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

>>Khai mạc trọng thể Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII

>>Đại hội của trách nhiệm và niềm tin

Thực hiện chương trình đại hội, trong ngày 22 và sáng 23 thàng 10, các đại biểu tham dự Đại hội đã tập trung thảo luận và đặt ra nhiều câu hỏi cũng như bàn bạc các giải pháp về các vấn đề quan trọng mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái đặt ra trong nhiệm kỳ tới như: làm thế nào để đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Tây Bắc, những mục tiêu, phương hướng và những giải pháp để thực hiện các mục tiêu được đưa ra trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình tại đại hội, những khó khăn vướng mắc trong phát triển kinh tế vùng cao; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Đã có 67 ý kiến thảo luận ở tổ, tại hội trường và ý kiên bằng văn bản tập trung thảo luận vào Báo cáo chính trị kiểm điểm, đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010 và bàn các giải pháp thực hiện các mục tiêu của nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Các ý kiến thảo luận đều cơ bản thống nhất việc đánh giá, kiểm điểm kết quả thực hiện nghị quyết trong nhiệm kỳ qua và các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới. Những vấn đề tham luận tại đại hội đó đánh giá đúng và trúng các mục tiêu nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Thông qua thảo luận tại đại hội, các đại biểu đó tiếp thu được những kinh nghiệm quý, những bài học hay để áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương mình.

* Sẽ tích cực tuyên truyền Nghị quyết Đại hội tới mọi cán bộ, đảng viên. (Đồng chí Lê Quý Hải - Phó bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Yên Bái)

Mục tiêu tổng quát của Dự thảo Báo cáo Chính trị đã thể hiện khá đầy đủ, toàn diện, sâu sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ 2010 - 2015. Đó cũng chính là quyết tâm để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII lãnh đạo toàn Đảng bộ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra.

Dự thảo Báo cáo Chính trị đã kiểm điểm, đánh giá một cách nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; nêu bật những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân, xây dựng Đảng… Khẳng định những thành tựu đạt được là do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra phù hợp với thực tiễn, yêu cầu phát triển của tỉnh đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực. Đặc biệt đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân chủ quan là: việc cụ thể hóa, xây dựng chương trình hành động và tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy và của cấp trên ở các cấp, các ngành, các địa phương và cơ sở vẫn là khâu yếu nhất. Từ đó đề ra 4 bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Là đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tôi sẽ báo cáo đầy đủ tất cả các ý kiến một cách trung thực, thẳng thắn trên tinh than xây dựng của cán bộ, đảng viên ở cơ sở tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo Chính trị để thực hiện mục tiêu đề ra và cũng sẽ tích cực tuyên truyen Nghị quyết Đại hội tới mọi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.

* Cương quyết đấu tranh với các loại hình tội phạm (Thượng tá Vũ Viết Thoại - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh)

Vinh dự được tham gia Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tôi đã chuẩn bị rất kỹ những ý kiến, kiến nghị tham gia vào Dự thảo Báo cáo Chính trị trong việc đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững trật tự xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Các biện pháp trọng tâm là đẩy mạnh phòng ngừa, chủ động tấn công các loại hình tội phạm theo Nghị quyết 09/CP của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường tuyên truyen, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức và phổ biến phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm để nhân dân chủ động cảnh giác.

 

Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, chúng tôi thường xuyên phối hợp với công an các huyện, thị, thành phố triển khai các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ; quản lý tốt di biến động của các đối tượng hình sự; đấu tranh không khoan nhượng với các loại hình tội phạm; nâng tỷ lệ điều tra phá án đạt trên 75%, trọng án trên 98%. Đồng thời tăng cường các nội dung công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020...

 

*Tôi đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng Đảng (Đồng chí Vũ Đình Thảo - đại biểu Đảng bộ huyện Trấn Yên) 

 

Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ khóa XVI trình Đại hội đã đưa ra nhiều giải pháp cho công tác xây dựng Đảng. Mong muốn của tôi là các giải pháp về xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này được các đại biểu tập trung thảo luận kỹ, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo tôi, đó là giai pháp vừa có tính cấp thiết vừa có tính thường xuyên của Đảng bộ, thực tế qua 4 năm thực hiện cuộc vận động đã cho thấy điều đó. 

 

*Thiết thực giúp người dân nâng cao thu nhập (Đồng chí Lý A Vừ - Bí thư Đảng ủy xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải)

 

Người dân vùng cao mong muốn, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ thống thủy lợi, bảo đảm tưới tiêu cho các diện tích đất sản xuất nông nghiệp; xây dựng quy hoạch và có những cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc và tiêu thụ các sản phẩm từ cây sơn tra.

 

Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn, Đảng và Nhà nước tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây mới một số công trình an sinh xã hội như điện, trạm xá, nhà sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề tại cơ sở; tăng diện đào tạo cử tuyển cho học sinh vùng cao; thực hiện tốt chính sách về xuất khẩu lao động và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả nạn ma túy, các tệ nạn xã hội.

 

*Ưu tiên đầu tư các nguồn lực để tạo bước chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế (Đồng chí Chớ A Páo - Chủ tịch UBND xã Xà Hồ, Trạm Tấu)

 

Qua nghiên cứu Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tôi nhất trí với các đánh giá của Dự thảo. Phần mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh nhiệm kỳ tới đã đề cập tới phát triển kinh tế vùng cao, trong đó, tiếp tục quan tâm và ưu tiên đầu tư các nguồn lực để tạo bước chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững và tiến bộ xã hội vùng cao. Điều đó thể hiện được những mong muốn của đồng bào các dân tộc ở huyện Trạm Tấu còn nhiều khó khăn này.

 

*Công tác chính trị tư tưởng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng các cấp (Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó trưởng ban  thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

 

Xác định vị trí và tầm quan trọng của công tác tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng”. Trong thực tiễn hoạt động của Đảng ta, công tác chính trị tư tưởng  góp phần định hướng nhận thức, xây dựng và củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo thành phong trào rộng lớn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra và lãnh đạo. 

 

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong lĩnh vực công tác quan trọng này, tôi thấy cần nghiêm túc nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả cao nhất thông qua các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: thống nhất  nhận thức về vai trò và vị trí quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác chính trị tư tưởng. Xây dựng, bồi dưỡng thật tốt đội ngũ báo cáo viên của cấp ủy. Chủ động thông tin, kịp thời định hướng thông tin; sâu sát cơ sở và tình hình dư luận xã hội, diễn biến về tâm trạng cũng như những băn khoăn, suy nghĩ của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức. Triển khai các bước tiếp theo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong đó trọng tâm là sơ kết 4 năm thực hiện cuộc vận động.

 

Quan  tâm và chỉ đạo tổ chức thật tốt những hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện chính trị với sự ủng hộ tích cực, tham gia tự giác của đông đảo cán bộ, công chức toàn Đảng bộ, đảm bảo tính tuyên truyền, giáo dục cao, hình thức đa dạng, phong phú, mang dấu ấn bản sắc, vui tươi, quy mô phù hợp, tiết kiệm.

 

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng bộ. Trước hết, là của cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện; sự chủ động thông tin, trao đổi thường xuyên thông tin, thông tin nhiều chiều, thông tin trong từng cấp, từng ngành, thông tin từ cơ sở - nơi cán bộ, đảng viên sinh hoạt, công tác, nơi đến công tác, cư trú va các kênh thông tin khác. 

 

*Phát triển kinh tế gắn với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững (Đồng chí Phạm Thị Thanh Điệp - Phó Bí thư thường trực thành ủy Yên Bái)

 

Tôi thống nhất với dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 trình Đại hội XI, về những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chung của đất nước trong phát triển kinh tế gắn với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, nhất là phần nhấn mạnh phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng.  

 

Để mục tiêu phát triển kinh tế khu vực miền núi gắn với giải quyết có hiệu quả các van đề xã hội và bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, tôi xin đề xuất một số nội dung chủ yếu sau đây: Đề nghị Trung ương cần ưu tiên đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội, để tăng cường cơ sơ hạ tầng cho miền núi, đặc biệt là mạng lưới giao thông, điện, thủy lợi... tạo cho các tỉnh miền núi có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng; đồng thời giúp người dân miền núi tiếp cận nhiều hơn với khoa học kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy sản xuất tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản.

 

Cần nghiên cứu xây dựng các chương trình dự án với các giải pháp đồng bộ để xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào miền núi. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, đó cũng là thể hiện chính sách công bằng, tiến bộ xã hội của Đảng và Nhà nước. Đồng bào các dân tộc miền núi có nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc, Nhà nước cần có chương trình cụ thể để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc; đồng thời chuyển tải tới đồng bào miền núi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, phát thanh, truyền hình của cả nước để nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào vùng cao.  

 

Đảng và Nhà nước cần ưu tiên ngân sách để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ miền núi, nhất là cán bộ người dân tộc, đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Tập trung giáo dục, tuyên truyền vận động đồng bào miền núi không phá rừng, hạn chế đến chấm dứt nạn du canh, du cư. Tăng cường đầu tư hơn nữa cho bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, trồng rừng mới ở miền núi, để tăng khả năng phòng hộ của rừng đầu nguồn, góp phan cân bằng sinh thái môi trường và bảo đảm cho một bộ phận đồng bào miền núi sống được bằng nghề rừng. 

*Giải pháp để Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy phát huy tối đa tính hiệu quả trong đời sống nhân dân (Đồng chí Ngô Ngọc Tuấn - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu) 

Trạm Tấu là một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái và cũng là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, trước thực trạng đó, chỉ riêng trong năm 2006, Tỉnh ủy khoá 16 liên tục ra 2 nghị quyết: Nghị quyết 03 ngày 21/7/2006 về các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách phát triển kinh tế- xã hội huyện Trạm Tấu và Nghị quyết 06 ngày 12/12/2006 về quy hoạch và tăng cường quản lý đất đai vùng cao. Sau 4 năm thực hiện Trạm Tấu đã có bước phát triển khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 48% (giảm 23% so với năm 2006), tình hình trên địa bàn ngày càng ổn định vững chắc.

Tuy nhiên, qua thực tế việc quy hoạch, bố trí sử dụng đất trên địa bàn còn có hai nội dung gặp khó khăn, huyện đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất với tỉnh để có chủ trương tiếp tục giải quyết ở giai đoạn 2012- 2015 là: quỹ đất phát triển sản xuất hàng hoá tuy đã được tạo ra ở từng xã nhưng quỹ đất không tập trung liền vùng, liền khoảnh do đặc thù của vùng núi cao và một phần do cả việc chiếm hữu tự nhiên về đất đai do lịch sử để lại nên với một quỹ đất xác định là quỹ đất phát triển hàng hoá như vậy sẽ rất khó khăn cho việc sử dụng của các đối tượng sử dụng với diện tích lớn như: doanh nghiệp, hợp tác xã…

Vì vậy, huyện đang nghiên cứu, đề xuất để trong những trường hợp cụ thể xin tiếp tục được tiến hành việc đổi đất lấy đất trong cộng đồng dân cư nhằm tạo ra một quỹ đất tập trung hơn để giải quyết cho các dự án cụ thể, có như vậy thì huyện Trạm Tấu mới có thể phát triển kinh tế hàng hoá được trong tương lai gần. Cũng qua quy hoạch, bố trí sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo tính toán ban đầu hiện tại huyện có khoảng trên 1.000 hộ dân cư đang sống xen vào trong đất đai rừng phòng hộ.

 

Hiện tại, huyện đang chỉ đạo rà soát chi tiết từng hộ thuộc diện này để đề xuất với tỉnh theo phương án dự kiến là: những hộ ở phân tán, ở sâu trong rừng phòng hộ, ở những khu việc xung yếu nhạy cảm liên quan đến cháy rừng, phá rừng, tái trong thuốc phiện sẽ lập dự án xin được tái định cư trong nội bộ xã.

 

Những hộ ở thành cụm dân cư trong vùng ít xung yếu, đã ổn định nhiều năm, có thể phát triển kinh tế đồi rừng hiệu quả xin được chấp thuận cư trú nguyên trạng, không phát sinh hộ mới và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. Với tổng đầu tư cho 1 xã hoàn thiện việc quy hoạch giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên đến 3 tỷ đồng thì hai vấn đề  trên can được đặt ra để giải quyết song song với việc thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh uỷ để nghị quyết này phát huy tối đa tính hiệu quả của nó trong đời sống nhân dân.

 

* Phấn đấu đưa Yên Bái trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của khu vực Tây Bắc (Đồng chí Lường Văn Hom - Phó giám đốc Sở Y tế)

 

Yên Bái nằm ở vị trí trung tâm của các tỉnh khu vực Tây Bắc, là đầu mối giao thông trung chuyển khá thuận tiện với các tỉnh trong khu vực và trung ương, có nhiều yếu tố thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong đó có lĩnh vực y tế. Việc đưa Yên Bái trở thành một trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của khu vực Tây Bắc là một chủ trương lớn của tỉnh và là mục tiêu phấn đấu của ngành y tế trong giai đoạn 2011-2015. 

 

Để thực hiện được mục tiêu đó, ngành y tế tỉnh Yên Bái sẽ tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau: củng cố và kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở một cách phù hợp, đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tiếp tục xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã theo tiêu chí mới giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Y tế.  

 

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực (đặc biệt là đội ngũ bác sỹ, dược sỹ đại học) bằng nhiều hình thức như: cử tuyển, liên kết, chuyên tu… Có quy hoạch đào tạo cán bộ có trình độ cao, chuyên sâu cho cả 2 lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Đào tạo sử dụng tin học hóa trong toàn ngành.  Xây dựng chế độ đãi ngộ, khuyến khích cán bộ về  công tác tại tỉnh.  

 

Xây dựng và hoàn thiện nâng cấp Trường Trung cấp Y tế thành Trường Cao đẳng Y tế đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho tỉnh và các tỉnh lân cận. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế . Tăng cường các biện pháp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010 và duy trì bền vững vào những năm tiếp theo.  

 

Đầu tư xây dựng và nâng cấp các bệnh viện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ).  

 

Thực hiện có hiệu quả Đề án 1816 luân phiên tăng cường cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới nhằm đưa dịch vụ kỹ thuật cao xuống gần dân, từng bước thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đó là mọi người có bệnh như nhau được chăm sóc y tế như nhau, thực hiện tốt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

 

Ngay sau Đại hội Đảng bộ các địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kết quả đại hội tới mọi tấng lớp nhân dân trong tỉnh, cụ thể hoá nghị quyết của đại hội để đưa vào cuộc sống mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân.

Nhóm PV YBĐT

Các tin khác
Chi bộ Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải tổ chức lễ kết nạp đảng viên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 về công tác phát triển đảng viên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã kết nạp được 561/550 đảng viên, đạt 102% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngay trong quý I năm 2024, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho 2 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra 2 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Chính trị huyện Lục Yên.

Trong quý I/2024, Đảng bộ huyện Lục Yên đã quyết định kết nạp 88 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 40,9% kế hoạch; chuyển đảng chính thức cho 72 đảng viên dự bị.

Mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã khẳng định rõ vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên tích cực đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, cụ thể, lấy kết quả là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ, cán bộ và đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục