“Báu vật” của người Xa Phó

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/1/2017 | 9:52:43 AM

YBĐT - Nếu ai đã từng đến với bản làng người Xa Phó ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên vào những ngày hội xuân thì hẳn là sẽ không thể nào quên tiếng sáo cúc kẹ mời gọi bạn tình trong những đêm trăng của gái trai các bản làng nơi đây - một thứ âm thanh vừa êm ái, trong trẻo vừa dặt dìu, bay bổng khiến người nghe không khỏi xao xuyến.

Nghệ nhân Đặng Thị Thanh hướng dẫn các thiếu nữ thổi sáo cúc kẹ.
Nghệ nhân Đặng Thị Thanh hướng dẫn các thiếu nữ thổi sáo cúc kẹ.

Lần theo những âm điệu độc đáo ấy và để hiểu rõ hơn về loại nhạc cụ dân tộc này, chúng tôi đã tìm đến nghệ nhân Đặng Thị Thanh ở thôn 7 - người duy nhất biết thổi và chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Xa Phó.

Nghệ nhân Đặng Thị Thanh cho biết: “Dân tộc Xa Phó cũng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc như khùi xì mờ (điệu xòe truyền thống), ma nhí (khèn ma nhí) và đặc biệt là na cù pí cúc kẹ (sáo cúc kẹ) hay còn gọi là sáo mũi, một loại nhạc cụ độc đáo làm bằng cây nứa. Sáo cúc kẹ nổi tiếng độc đáo không phải bởi chất liệu làm nên nó mà là cách thể hiện nhạc cụ này. Năm 15 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng sáo cúc kẹ vào một đêm trăng khi đi ngủ trông nương ở trên rẫy và được cụ Bơ Thị Bà thổi cho nghe. Tôi đâm ra mê tiếng sáo cúc kẹ từ đó và quyết tâm học thổi bằng được”.

Loại sáo này nghe âm thanh thì hay nhưng để học thổi được là điều không hề đơn giản bởi cúc kẹ là loại sáo chỉ có một lỗ duy nhất, không hề có thêm lỗ chỉnh âm nào khác và được thổi bằng mũi nên để thổi được sáo cúc kẹ một cách bài bản và hoàn chỉnh thì người thổi cần hội tụ nhiều yếu tố. Phải là người có năng khiếu, có duyên với sáo và kiên trì rèn luyện cách thổi, giữ hơi, nén hơi, tiết chế hơi từ bụng để có hơi dài và đều, điều chỉnh âm điệu, ngắt nhịp, tiết tấu lên xuống luyến láy theo lời bài hát mà người thổi muốn thể hiện... Cứ kiên trì rèn luyện kết hợp với tố chất năng khiếu, bà đã học thổi được sáo cúc kẹ một cách điêu luyện.

Từ đó, trong các lễ hội ở địa phương, bà Thanh đều tham gia trình diễn góp phần quan trọng làm đa dạng và phong phú các chương trình văn hóa nghệ thuật của địa phương, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng và du khách. Cũng nhờ tiếng sáo cúc kẹ qua lời bài dân ca “Mời trang” của người Xa Phó đã giúp Nghệ nhân Đặng Thị Thanh đoạt được nhiều giải thưởng danh giá.

Năm 2004, bà Đặng Thị Thanh là một trong ba người đầu tiên trên cả nước chính thức được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Dân tộc Xa Phó là một trong những dân tộc thiểu số có lượng người tương đối ít ở Việt Nam. Đối với Yên Bái chỉ có duy nhất xã Châu Quế Thượng là có dân tộc Xa Phó với số lượng khoảng trên 700 người. Tiếng sáo cúc kẹ không chỉ là món ăn tinh thần mà còn góp phần làm đa dạng và phong phú kho tàng nhạc cụ văn hóa của các dân tộc ở Yên Bái, đã và đang được lưu giữ bởi các nghệ nhân dân gian tâm huyết như bà Đặng Thị Thanh cùng lớp trẻ yêu truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương.

A Mua

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục