Sáng chế lọc bột dong trong làm miến

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/2/2019 | 1:56:48 PM

YênBái - Với việc sáng chế thành công hệ thống lọc bột dong của ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và xây lắp Hồng Hà, công đoạn lọc bột dong vốn vất vả, tốn thời gian, công sức của con người nay đã có máy móc làm thay, góp phần tạo ra sản phẩm miến sạch với sợi tròn, dai, không sạn, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Vũ Hữu Lê giới thiệu sản phẩm hệ thống lọc bột dong.
Ông Vũ Hữu Lê giới thiệu sản phẩm hệ thống lọc bột dong.

Những ngày sau tết, không khí lao động tại xưởng sản xuất của Công ty TNHH Cơ khí và xây lắp Hồng Hà ở phường Nam Cường, thành phố Yên Bái càng nhộn nhịp, tất bật. Những đơn hàng từ trước tết còn chưa kịp hoàn thiện giao cho khách, nay lại thêm hàng loạt đơn hàng mới. 

Nào là máy sao chè, máy vò chè, nào là máy nghiền, rửa củ dong, máy ép miến, hệ thống lọc bột dong... Trong đó, hệ thống lọc bột dong là loại máy đang được thị trường ưa chuộng với số lượng đơn hàng cao nhất, chủ yếu chuyển đến các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... 

Ông Lê chia sẻ: "Nghề sản xuất miến dong ngày càng phát triển và thị hiếu của khách hàng ngày nay luôn hướng đến các sản phẩm sạch. Trong các công đoạn của làm miến, lọc bột dong là khâu rất quan trọng, bởi nó quyết định độ sạch và nguyên chất của miến. Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân, chúng tôi đã nghiên cứu sáng chế ra hệ thống lọc bột dong không những nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giá cả phù hợp, dễ sử dụng, độ bền cao". 

Với phương pháp lọc bột dong thủ công, bột dong được hòa với nước, sau đó, lọc bằng vải toan từng mẻ một và lặp lại nhiều lần. Phương pháp này mất nhiều thời gian, năng suất lao động và sản lượng thấp, chất lượng không đồng đều, có mẻ thì sạch, có mẻ lại có sạn. Để khắc phục những nhược điểm đó, hệ thống lọc bột dong ra đời. 

Thực tế, phương thức hoạt động của hệ thống lọc bột dong cơ bản như phương pháp thủ công, tức là hòa tan bột bằng nước sạch rồi bơm qua các bể silô (thùng có đáy nhọn) để lọc tràn và lắng sạn dưới đáy. 

Hệ thống bao gồm: khung giá đỡ, thùng chứa bột nguyên liệu, thùng lọc lắng, thùng chứa bột lọc, silô lọc tràn - lắng, động cơ gắn cánh khuấy, lưới lọc bằng inox, máy khuấy, máy bơm nước. Bột dong nguyên liệu đựng trong thùng chứa bột được hòa tan với nước sạch theo tỷ lệ 3:1 và khuấy đều bằng máy khuấy. 

Nước bột dong sau hòa tan được bơm lên thùng lắng. Van dưới đáy thùng được mở để tiến hành lọc tràn - lắng qua hệ thống 3 thùng lọc được thiết kế theo kiểu silô nhờ đường ống dẫn. Ống dẫn này được nối dài gần sát đáy silô để tạo áp lực làm bột dong nổi lên còn cát, sạn đọng lại ở dưới đáy. Riêng silô có cánh khấy với tốc độ chậm để làm tan đều bột dễ dàng tràn sang silô tiếp theo, tăng hiệu quả lắng cát sạn xuống đáy. 

Qua 3 bể silô trung gian, nước bột dong được chảy sang thùng chứa bột lọc có gắn lưới kiểm soát - lưới có mắt sàng 500 lỗ trên 1 inch để lọc được tinh khiết hơn. Còn phần tạp chất trên mắt lưới được chảy sang thùng chứa bột loại. 

Với hệ thống này, bột dong lọc chuyển qua nhiều thùng với nước còn có thêm tác dụng rửa chua đạt yêu cầu với độ pH từ 7 - 8. Cùng đó, bột dong được lọc sạch tinh khiết hơn, năng suất lao động tăng gấp 3 lần so với thủ công, tạo ra sản phẩm miến sạch có giá trị kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với miến thông thường. 

Ngoài ra, việc chế tạo thành công hệ thống lọc bột dong cũng là hoàn thành chuỗi máy móc sản xuất miến với đầy đủ các công đoạn khép kín từ rửa, nghiền, lọc bột, khuấy hồ bột chín, ép sợi, lò sấy để cho ra sản phẩm miến đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

H.A

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục