Thầy thuốc trẻ giữa đại ngàn

  • Cập nhật: Chủ nhật, 4/2/2024 | 7:47:11 AM

YênBái - Nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè, người dân xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu đã quen với hình ảnh người cán bộ y tế xuống tận thôn bản khám, chữa bệnh (KCB) cho người dân. Không nề hà vất vả, tháng này qua năm khác, người “thầy thuốc trẻ” âm thầm lặng lẽ, tận tâm, tận lực với nghề, đem những kiến thức mình đã được học ra để giúp đồng bào - đó là bác sĩ Cứ A Trồng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Làng Nhì.

Bác sĩ Cứ A Trồng đến từng thôn trong xã Làng Nhì để tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Bác sĩ Cứ A Trồng đến từng thôn trong xã Làng Nhì để tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Trong tất cả những xã của huyện Trạm Tấu, có lẽ Làng Nhì là xã khó khăn nhất. Ở đây, cái gì cũng thiếu, từ thiếu ăn, thiếu mặc, đến thiếu cái chữ. Tuy nhiên, có duy nhất một thứ "là dư”, đó là hủ tục và thầy cúng chính là nhân vật "ngự trị” đã ăn sâu, cắm rễ trong đời sống của đồng bào. Thầy mo chữa cái bệnh. Thầy mo đuổi tà ma cho mình khỏe mạnh... chứ còn "cái bác sĩ” thì…! Hôm gặp chúng tôi, bác sĩ Cứ A Trồng kể lại câu chuyện buồn vui của thời kỳ đầu về cắm bản giúp người dân chữa bệnh. Bác sĩ Trồng chia sẻ: "Ngày trước, người dân bị bệnh, mình bảo họ đi khám bệnh họ không đi còn nói là không cần, tao có thầy cúng rồi...”. Bởi vậy, cứ mắc bệnh là họ mời thầy cúng về nhà chữa bệnh, cúng bệnh không khỏi nhưng nhất định không đi khám ở cơ sở y tế. 

Là người con của đồng bào Mông, sinh ra và lớn lên ở xã Bản Mù - nơi mà đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, sức khỏe con người chưa được quan tâm nhiều, sự hiểu biết của người dân con nhiều hạn chế, khi ốm đau còn chưa biết tìm đến nhân viên y tế để được chăm sóc sức khỏe, hơn thế, việc chăm sóc sức khỏe cho bà con vùng cao thực sự gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn trang thiết bị, thiếu cơ sở vật chất, các thôn bản quá xa nhau, giao thông đi lại quá khó khăn, dân trí thấp - đó chính là động lực lớn nhất thôi thúc để sau này trở thành người thầy thuốc để phục vụ bà con. 

Bác sĩ Trồng kể: "Mình mơ ước được học tại Trường Đại học Y Hà Nội nhưng vì nhiều lý do nên mình thi và trúng tuyển vào Trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Từ một học sinh phổ thông chưa bao giờ ra khỏi nhà nên những ngày đầu với tôi thật khó khăn khi xa nhà. Dẫu vậy, với sự giúp đỡ của bạn bè, sự tận tình của cô, mình cũng đã vượt qua và mang về tấm bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Từ đó đến nay, tôi tâm huyết với công việc của mình”. Năm 2019, khi ra trường, bác sĩ Trồng được phân công công tác tại Trạm Y tế xã Làng Nhì và đến năm 2023 được bổ nhiệm làm Trưởng trạm. Những tháng ngày mới công tác, là bác sĩ trẻ mới ra trường, có nhiều tình huống cần xử lý nhanh, kịp thời đó là những kỷ niệm không thể nào quên. Song, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, không quản gian lao để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng, chống dịch bệnh. 

Bác sĩ Trồng nhớ lại: "Năm ngoái, khi đang trong ca trực vào 3 giờ sáng, nhận được cuộc điện thoại có một sản phụ thôn Đề Chơ cách trạm y tế 9 km chuyển dạ đẻ lần đầu cần sự trợ giúp của cán bộ y tế đến thôn để hỗ trợ cứu bệnh nhân vì sản phụ đã đau bụng từ sáng hôm trước nhưng giờ chưa thể sinh. Lúc đó, sức khỏe sản phụ đã suy kiệt không còn sức rặn… tôi trực tiếp hướng dẫn người nhà thăm khám, ngôi thay đổi nhưng vẫn chưa lọt, có thể nếu chuyển kịp thời vẫn xử lý được. Qua tư vấn, người nhà chuyển bệnh nhân đến trạm. Ngay sau đó thì tầng sinh môn đã phù nề nhiều, tiếp tục hồi sức, hướng dẫn bệnh nhân rặn đẻ. Khoảng 30 phút sau sản phụ đã sinh một bé gái khỏe mạnh. Hay như trong lần tổ chức tiêm chủng Covid-19 gần đây nhất đã xảy ra sốc thuốc tại chòm Chống Chơ, thôn Háng Đay, tôi nhớ cấp cứu xong bệnh nhân đưa xuống đường lớn cho lên xe cấp cứu rồi mới nhận ra là giày đã mất lúc nào không biết…”. Đó là một trong những kỷ niệm của nghề. Bằng sự quyết tâm và thuyết phục, bác sĩ Trồng đã cứu "mẹ tròn con vuông” và tính mạng của người dân.

Được tổ chức phân công về những nơi đang khó khăn mọi thứ như tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thiếu… Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn là vùng sâu, vùng xa, bác sĩ Trồng cùng với tập thể cán bộ y tế của trạm đã chọn cách "Đến với nhân dân”, phân cho mỗi người một việc, mỗi cán bộ y tế phụ trách một thôn và đi vào trong dân để tuyên truyền, giúp đỡ, động viên nhân dân. 

Với những nỗ lực không ngừng của bác sĩ Trồng, từ khi về công tác tại Trạm Y tế xã Làng Nhì đã tăng tỷ lệ KCB đạt 170%; tỷ lệ người trên 40 tuổi được khám sàng lọc về các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, đạt 100%; 100% trẻ khuyết tật trên địa bàn được phát hiện và cho đi phẫu thuật miễn phí… Riêng năm 2023, Trạm đã KCB cho trên 2 nghìn lượt người, đạt 112,7%; tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng, chiều cao giảm 1% và 0,71% so với năm 2022... Cùng đó, để xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trạm y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với cương vị Trưởng trạm, ngay từ đầu năm 2023, bác sĩ Trồng đã chủ động tham mưu giúp UBND xã xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai đến từng thành viên Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bác sĩ Chuyên khoa I Đinh Thị Minh Luyện - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu cho biết: "Là người nhiệt tình, năng nổ trong công việc, bác sĩ Trồng là trụ cột của Trạm Y tế xã trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều năm qua, công tác KCB của trạm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Ở địa phương, tiếng nói của bác sĩ Trồng có tính thuyết phục đối với người dân nên được ủng hộ cao. Từ đó, nâng cao chất lượng KCB tại cơ sở”.

Trần Minh

Tags thầy thuốc bác trẻ vùng cao chữa bệnh Làng Nhì Trạm Tấu suối khoáng nóng

Các tin khác
Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục