Đầu năm về nông thôn mới Thịnh Hưng

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/2/2018 | 11:14:26 AM

YBĐT - Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình vừa đón bằng công nhận xã nông thôn mới ngay trong những ngày đầu năm 2018. Những đổi thay về cơ sở vật chất như: điện, đường, trường, trạm... đã làm cho diện mạo nông thôn ở đây thêm tươi mới.


Nhưng biến đổi sâu sắc hơn là trong lòng người dân đã nhân lên niềm tự hào về những thành quả của mình và sự quan tâm của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Cũng như nhiều địa phương khác, khi bước vào thực hiện chương trình XDNTM, xã Thịnh Hưng gặp không ít khó khăn. Vốn là xã thuần nông, không có quá nhiều lợi thế, tiềm năng, cơ sở vật chất vừa yếu lại thiếu không đáp ứng cho phát triển, làm gì để xã cán đích NTM theo đúng lộ trình? Đó là một câu hỏi luôn đau đáu trong mỗi cán bộ đảng viên, chính quyền và nhân dân nơi đây. 

Trước thực tại đó, Thịnh Hưng đã lấy phát huy nội lực để phát triển kinh tế, xã hội, tranh thủ, vận dụng mọi nguồn lực để XDNTM. Thế rồi, hàng loạt các giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đưa vào thực tế sản xuất.
 
Ban Chấp hành Đảng bộ xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về XDNTM; đồng thời, thành lập ban chỉ đạo các cấp; xây dựng đồ án quy hoạch và đề án phù hợp với thực trạng, có bước đi vững chắc với từng tiêu chí với phương châm phát huy vai trò chủ thể của người dân, Nhà nước hỗ trợ, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo điều hành. Trong triển khai luôn chú trọng và thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
 
Các hình thức tổ chức sản xuất được thành lập và phát triển phù hợp với trình độ lao động, các nhà máy, doanh nghiệp được thành lập tại địa phương đã giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nhân dân phát huy lợi thế về đất lâm nghiệp để trồng rừng và chế biến gỗ trồng rừng. Những diện tích ao, hồ, nhất là các thôn ven hồ Thác Bà tích cực phát triển chăn nuôi thủy sản.
 
Hiện, toàn xã có 100 lồng cá, 40 ha nuôi cá eo ngách, trong năm 2017 sản lượng thủy sản đã đạt gần 100 tấn, thu về gần chục tỷ đồng. Nhiều hộ giàu có từ nuôi cá trên hồ Thác Bà như gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Ao Khoai nuôi 20 lồng cá đặc sản cho thu nhập cả tỷ đồng tiền cá mỗi năm. Gia đình bà Quách Thị Hải, ông Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Suối Chép thu trên 500 triệu đồng từ nuôi cá lồng và cá eo ngách. 

Chè cũng là cây thế mạnh kinh tế của xã, nhưng do già cỗi, xã đã vận động nhân dân cải tạo một phần diện tích có lợi thế và một phần chuyển sang trồng cây lâm nghiệp có giá trị như keo lai, bạch đàn mô nên hiệu quả kinh tế rất cao.
 
Không chỉ trồng rừng, nhân dân còn đầu tư mở hàng chục xưởng chế biến gỗ rừng trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động người địa phương với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
 
Bài toán đào tạo nghề đang là một trở ngại với bao địa phương thì ở Thịnh Hưng đã có trên 60% lao động trong độ tuổi đã được đào tạo nghề. Hiện, toàn xã đã có 265 lao động đang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt trên 40 tỷ đồng mỗi năm - một con số không phải địa phương nào cũng làm được.
 
Kinh tế đi lên, đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng lên, do vậy việc xã hội hóa các nguồn vốn thực hiện các tiêu chí XDNTM khá tốt. Người dân đồng thuận góp công, góp sức, góp của cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất thổ cư, hiến đất vườn, cây cối hoa màu để mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu...
 
Tổng nguồn vốn đầu tư cho XDNTM mới trong 6 năm qua đã đạt trên 109 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 76 tỷ đồng. Nhiều gia đình đã tự nguyện hiến đất, góp công, góp của cùng xã XDNTM như gia đình bà Nguyễn Thị Nhung hiến 350 m2 đất; bà Nguyễn Thị Lân hiến 150 m2 đất để làm đường...
 
Nhờ vậy, xã đã bê tông hóa được 11 km đường trục thôn, 54% đường ngõ xóm, đường nội đồng cũng được bê tông hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% thôn có nhà văn hóa. Toàn xã có 1.103 nhà hộ dân thì có 650 nhà xây, còn lại là nhà gỗ khang trang, không còn nhà dột nát. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 20 triệu đồng/người/năm thì nay đạt 30 triệu đồng.

Từ những kết quả mà Thịnh Hưng đạt được trong XDNTM cho thấy, muốn làm tốt cần thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư. Khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện của các gia đình, dòng họ, doanh nghiệp, cơ sở sản, xuất kinh doanh có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn. Đặc biệt, phát huy tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, mọi việc làm phải thực sự dân chủ, công khai, minh bạch; đề cao vai trò của nhân dân, nhất là vai trò giám sát của nhân dân vì "Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.    
 
Thanh Phúc

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục