Yên Bái tạo bình đẳng về cơ hội phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/8/2023 | 9:41:24 AM

YênBái - Phát triển bền vững vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên cơ sở bền vững sinh kế, bền vững về văn hoá - giáo dục và bền vững về môi trường là bảo đảm bình đẳng về cơ hội phát triển. Đó cũng chính là thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở vùng cao Yên Bái.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Yên Bái giảm bình quân 7,66%, vượt 2,66% so với mục tiêu Trung ương giao.
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Yên Bái giảm bình quân 7,66%, vượt 2,66% so với mục tiêu Trung ương giao.

Từ sự thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, nhìn chung đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cải thiện. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát triển kinh tế, thoát nghèo vươn lên làm giàu . Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, của địa phương khi áp dụng vào thực tiễn còn bộc lộ  một số hạn chế, bất cập. Có thể thấy rõ, một số hệ thống chính sách còn dàn trải, chồng chéo, nhiều nội dung chưa rõ ràng; khả năng hiện thực hóa một số chính sách gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực, chưa phát huy tối đa thế mạnh của địa phương… 

Những hạn chế, yếu kém này tạo lý do cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, gây mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào các dân tộc với nhiều phương thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi, thâm độc hòng thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình”. Vì vậy, nhiều năm qua, Yên Bái đã luôn cố gắng, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch trên lĩnh vực dân tộc.

Một trong những giải pháp được tập trung thực hiện là tạo sự bền vững về sinh kế giúp đồng bào cải thiện điều kiện sống, phát triển kinh tế gia đình, tạo sự bình đẳng về kinh tế. 

Tháng 10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 61 - NQ/TU về tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhấn mạnh: "Tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS ở các vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, tăng thu nhập theo hướng hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả, hạn chế chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không, tạo sự chuyển biến thực chất về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh... Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng đồng bào DTTS để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần nâng cao năng suất, thu nhập cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo…”. 

Cùng với rất nhiều chính sách khác, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, tỉnh đã ban hành 10 văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện. Trên cơ sở 10 dự án thành phần thuộc Chương trình, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động rà soát, tổng hợp đối tượng, địa bàn thụ hưởng, đề xuất các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường…) làm cơ sở triển khai.

Trạm Tấu - một trong những huyện nghèo nhất cả nước, từ thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đến nay, tổng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đã đạt 43 triệu đồng. Huyện tiến hành, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững… 

Đồng thời, Trạm Tấu cũng tập trung làm tốt công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho loa động nông thôn, liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Huyện phấn đấu năm 2023 có 650 lao động được tạo việc làm mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 59,8%...
Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chính sách phát triển xã hội như: các chính sách của Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức người DTTS nói riêng; chính sách đối với người có uy tín ở vùng đồng bào DTTS; bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển thể dục, thể thao, du lịch, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý…; Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”...

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Yên Bái giảm bình quân 7,66%, vượt 2,66% so với mục tiêu Trung ương giao; trong đó: huyện Mù Cang Chải giảm 8,51%, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông tại các khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS ngày càng hoàn thiện từ tỉnh đến huyện, xã, thôn với 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được trải nhựa hoặc bê tông, 97,6% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp, 93,5% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đại đa số đồng bào DTTS đã được tiếp cận với giáo dục, y tế, các dịch vụ thiết yếu… 

Không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở các địa bàn vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa; khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; phát triển bền vững vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên cơ sở bền vững sinh kế, bền vững văn hoá - giáo dục và bền vững về môi trường là bảo đảm bình đẳng về cơ hội phát triển. Đó cũng chính là thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở vùng cao Yên Bái.

Thành Trung

Tags Yên Bái phát triển dân tộc thiểu số “diễn biến hòa bình” sai trái thù địch văn hóa tinh thần nông thôn mới trẻ em

Các tin khác
Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa

Những đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức rất rõ về sự ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của đất nước.

Chiếc huy hiệu gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Những ngày qua, dư luận xã hội, đặc biệt là cộng đồng mạng đã có một phen dậy sóng khi một ca sĩ mặc bộ đồ biểu diễn khá giống với trang phục sĩ quan ngụy, đặc biệt, trên ngực áo còn đeo rất nhiều huân chương, trong đó có cái giống với huy chương “biệt công bội tinh” của chính quyền ngụy ở Sài Gòn trao cho những nhân vật có công với chính quyền ngụy.

Cán bộ, đảng viên xã Nậm Mười giúp người dân thôn Làng Cò khai thác quế để hiến đất làm đường giao thông.

Những ngày tháng 5 này, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đang nô nức thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Di chúc Bác Hồ. (Ảnh tư liệu)

Đã gần 60 năm, kể từ ngày đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc bất hủ vào thời điểm 9 - 10 giờ, thứ hai, ngày 10/5/1965. Đến nay, Di huấn vẹn nguyên tính thời sự mà Bác coi là tài liệu “Tuyệt đối bí mật” đã và đang được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân từng bước hiện thực hóa thông qua việc không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục