Đảm bảo phòng dịch mùa lễ hội sau Tết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/1/2023 | 10:32:34 AM

Mùa lễ hội, hoạt động du Xuân đang tiếp diễn sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Đây cũng là lúc thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm lây lan.

Sáng nay (27/1), Chùa Hương chính thức khai hội.
Sáng nay (27/1), Chùa Hương chính thức khai hội.

Đảm bảo phòng dịch mùa lễ hội sau Tết

Mùa lễ hội, hoạt động du Xuân đang tiếp diễn sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Đây cũng là lúc thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số nhiễm, số ca nặng, nhất là với nhóm trẻ em sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền.

Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch COVID-19, song dự báo tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới, đặc biệt là nguy cơ dịch chồng dịch. Tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và TP.HCM. Trong khi đó, các biến chủng, biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vaccine giảm dần theo thời gian; cùng với việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số trường hợp mắc COVID-19 gia tăng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể XBB đã lây lan ở nhiều quốc gia. Gần đây, biến thể phụ XBB.1.5 cũng đang gây đợt bùng phát dịch mới ở Mỹ. Đáng chú ý, biến thể XBB có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron. Vaccine COVID-19 hiện tại vẫn có thể phòng khả năng diễn biến tình trạng bệnh nặng, tử vong.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, trong giai đoạn này, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng bệnh linh hoạt, đẩy mạnh giám sát để đánh giá nguy cơ, làm việc sát sao với WHO và các nước trong khu vực để kịp thời ứng phó. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19. Mỗi người dân vẫn cần phải chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên...

Cập nhật khám, chữa bệnh những ngày Tết

Cũng theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, trong 6 ngày Tết Quý Mão 2023, trong kỳ nghỉ Tết Quý Mão, cả nước có 9.716 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 36,8% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng 1.312 ca so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022.

Theo báo cáo về công tác y tế trong dịp Tết Quý Mão, từ 29 Tết đến mùng 6 Tết, Bộ Y tế cho biết, các bệnh viện đã thực hiện khám, cấp cứu cho trên 312.000 người bệnh; có trên 144.000 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện gần 16.500 ca phẫu thuật các loại (trong đó có 3.627 ca phẫu thuật do tai nạn, cấp cứu); có 2.337 người bệnh tử vong. Các cơ sở y tế đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 18.020 trẻ chào đời.

So với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022, số ca nhập viện liên quan đến tai nạn giao thông trong những ngày nghỉ Tết Quý Mão tăng 15,6%; số ca tử vong do tai nạn giao thông giảm 3,6%. Cụ thể, có 9.716 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 36,8% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông. 217 trường hợp tử vong, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, giảm 8 ca so với cùng kỳ năm ngoái.

Số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 52,7%. Số ca khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ khác tăng 25,9%.

Số ca cấp cứu tai nạn đánh nhau cũng tăng 0,7%; số ca tai nạn do đánh nhau phải nhập viện tăng 1,9%.

Ngoài ra, trong dịp Tết Quý Mão, nước ta cũng ghi nhận 686 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, chiếm 0,2% tổng số khám, cấp cứu; có 2 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử). 

Bộ Y tế cũng cho biết, đến ngày 26/1, chưa ghi nhận thông tin phản ánh về thiếu thuốc, tăng giá thuốc. Bộ Y tế đánh giá, các đơn vị đảm bảo công việc đúng tiến độ, phòng, chống cháy nổ, trực Tết và có kế hoạch thực hiện các công việc ngay sau Tết; duy trì các hoạt động thường xuyên phục vụ chăm sóc, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, tiêm chủng trong những ngày nghỉ Tết. 

Tới đây, Bộ Y tế triển khai Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, triển khai các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí bảo hiểm xã hội...

(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ngày 17/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Các bác sĩ đang thực hiện ca lấy đa tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.

Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.

WHO cảnh báo các hãng dược phẩm về 5 lô cồn có vị ngọt propylene glycol - một thành phần được sử dụng để bào chế siro y tế bị nhiễm hóa chất độc hại EG, đã bị dán nhãn giả mạo.

Đại diện chương trình ITLS của Hoa Kỳ trao chứng nhận cho Trung tâm ITLS của Việt Nam và kỷ niệm chương tặng các cá nhân tiêu biểu.

Việc ra mắt Trung tâm góp phần nâng tầm vị thế quốc tế của Việt Nam trong công tác huấn luyện cấp cứu chấn thương đạt chuẩn quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục