Văn Chấn huy động sức dân kiên cố hóa giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/7/2023 | 7:40:09 AM

YênBái - Những năm qua, huyện Văn Chấn đã tập trung các nguồn lực và huy động sự chung tay, góp sức của người dân nhằm kiên cố hóa, mở mới, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT).

Nhân dân thôn Lường, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.
Nhân dân thôn Lường, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.


Mặc dù thời tiết những ngày hè oi ả, nhưng trên tuyến đường liên thôn, nhiều bà con thôn Lường, xã Đại Lịch vẫn miệt mài lao động để kiên cố hóa 650 mét đường. Theo bà Hoàng Thị Tuấn - Bí thư Chi bộ thôn Lường, trước đây, con đường này là đường đất, rất khó đi. Từ khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ xi măng, còn lại, theo tính toán, người dân đóng góp 933.000 đồng/khẩu để làm đường, dù không phải dễ dàng với nhiều gia đình, song khi hiểu được lợi ích của con đường mang lại sẽ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ tài nguyên rừng nên ai cũng phấn khởi. 

Được biết, năm 2023, sau khi rà soát, đăng ký, xã Đại Lịch được phân bổ, hỗ trợ xi măng để thực hiện kiên cố hóa 12,9 km, đến hết tháng 5 đã thực hiện khoảng 8 km. Ông Bùi Hữu Lợi - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thời gian qua, được sự quan tâm của tỉnh, huyện, mạng lưới GTNT của địa phương đã từng bước được hoàn thiện. Với số ki-lô-mét được kiên cố hóa trong năm 2023 thì toàn bộ tuyến đường liên thôn đã được cứng hóa 100% và đường trục xóm, trục thôn là 80%”. 

Cùng với Đại Lịch, thị trấn Nông trường Liên Sơn - một trong những vùng chè trọng điểm của huyện, bà con cũng đang tích cực tham gia để kiên cố hóa, mở rộng các tuyến đường GTNT để tạo thuận lợi cho việc đi lại, thu hái và vận chuyển chè. 

Ông Phùng Minh Túc, tổ dân phố số 5 cho biết: "Cùng với đóng góp mỗi hộ hơn 3 triệu đồng, chúng tôi còn trực tiếp tham gia thi công. Tuyến này dài hơn 800 m dẫn lên khu vực sản xuất chè, sau khi hoàn thành thì ô tô có thể lên tận nơi để vận chuyển, thu mua”. 

Theo ông  Đoàn Quang Kỳ - Phó Chủ tịch UBND thị trấn, từ sau khi có kế hoạch phân bổ đến nay, thị trấn đã bê tông hóa được 39/42 km đường nối các tổ dân phố, đường sản xuất, nội đồng trên địa bàn. 

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, toàn huyện Văn Chấn đã kiên cố hóa trên 60 km đường GTNT, nâng tỷ lệ kiên cố hóa GTNT toàn huyện lên 720,4 km (đạt 62,2%). 

Ông Đinh Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Trong những năm qua, huyện đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân để từng bước kiên cố hóa, hoàn thiện hạ tầng GTNT. Đến nay, trên 60% km đường GTNT trên địa bàn huyện đã được cứng hóa, góp phần hiệu quả trong thu hút đầu tư, giúp người dân phát triển kinh tế cũng như giao thương, đi lại thuận tiện”. 

Thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên ngân sách cho phát triển GTNT; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp nhiều hơn nữa về sức người, sức của... phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện kiên cố hóa thêm 300 km, mở mới 20 km đường GTNT.

Hùng Cường 

Tags Văn Chấn Đại Lịch Liên Sơn huy động sức dân kiên cố hóa giao thông nông thôn GTNT

Các tin khác

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào 9h30 sáng 21-5.

Ảnh minh họa

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong đó nêu rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu về các sản phẩm OCOP từ quế với các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Dù đã có những bước phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn nhưng thực tế hoạt động của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Yên Bái nhìn chung chưa đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh, số HTX hoạt động hiệu quả chỉ chiếm trên 50%. Vậy giải pháp nào để các HTX nông nghiệp đủ mạnh, trở thành "mắt xích” của kinh tế nông thôn?

Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ngoài cùng bên phải) kiểm tra năng suất, tiến độ thu hoạch lúa xuân tại huyện Lục Yên.

Thời gian qua, Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi từ các nguồn lực của tỉnh lồng ghép với hỗ trợ của trung ương hỗ trợ phát triển sản xuất cũng như khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục