Yên Bái: Khi phụ nữ Mông làm kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2024 | 7:31:17 AM

YênBái - Mù Cang Chải nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, những bản làng ẩn hiện trong mây và đồng bào Mông với bản sắc văn hóa độc đáo. Trong bức tranh tươi đẹp ấy, không thể không nhắc đến phụ nữ dân tộc Mông - những người đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình chị Tráng Thị Ê ở bản La Phu Khơ, xã Kim Nọi giúp kinh tế gia đình phát triển.
Mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình chị Tráng Thị Ê ở bản La Phu Khơ, xã Kim Nọi giúp kinh tế gia đình phát triển.

Chị Sùng Thị Mỷ - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mù Cang Chải cho biết: "Sinh sống ở vùng núi cao, nơi khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, phụ nữ Mông phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, từ việc thiếu thốn về vật chất, trình độ học vấn thấp đến những hủ tục. Tuy nhiên, với ý chí, nghị lực của mình, họ đã không ngừng nỗ lực vươn lên, góp phần cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình”. 

Thời gian qua, phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải đã tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh tế, từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến du lịch. Họ là lực lượng lao động chính trong việc cấy lúa, trồng ngô, chăn nuôi gia súc. Họ cũng là những người gìn giữ và phát huy các nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, thêu thùa, làm đồ trang sức. 
Những năm gần đây, khi du lịch phát triển mạnh mẽ ở Mù Cang Chải đã mở ra nhiều cơ hội mới cho phụ nữ Mông, giúp họ tích cực tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch như: nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, hướng dẫn du khách, bán các sản phẩm thủ công. Nhờ vậy, có thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Toàn huyện hiện có gần 140 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập từ 50 - 200 triệu đồng/năm. 

Nhiều phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải đã trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế tại địa phương, điển hình như: chị Giàng Thị Vang ở bản Pú Nhu Háng Sung, xã La Pán Tẩn, phát huy lợi thế gia đình ở gần đồi Mâm Xôi, chị đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng homestay làm nơi tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách. Nhờ sự cần cù, chăm chỉ, gia đình chị đã có thu nhập ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang và chăm lo cho con cái học hành. 

Hay như chị Tráng Thị Ê ở bản La Phu Khơ, xã Kim Nọi đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò theo phương thức bán chăn thả với quy mô trên 20 con và chăn nuôi lợn đen bản địa, trung bình mỗi năm, gia đình có thu nhập trên 100 triệu đồng...

Để giúp phụ nữ Mông Mù Cang Chải phát triển kinh tế hiệu quả, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ như: cung cấp vốn vay ưu đãi; tập huấn kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, quản lý kinh doanh; mở các lớp học xóa mù chữ, học nghề; xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; quảng bá sản phẩm thủ công của phụ nữ Mông… 

Nhờ đó, phụ nữ Mông Mù Cang Chải đã tích cực tham gia vào các mô hình kinh tế mới như: trồng lúa nếp Séng cù, thảo quả, trồng sâm Hoàng sin cô, nuôi ong, dệt thổ cẩm, nuôi dê... Họ cũng đã mạnh dạn thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm. 

Bà Lý Thị Sua - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng quế bản Tà Ghênh, xã Nậm Có chia sẻ: "Được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội Phụ nữ, năm 2023, 4 gia đình trong bản đã thành lập Tổ hợp tác trồng quế. Đến nay, trồng được 4 ha và thời gian tới sẽ tiếp tục trồng thêm để phát triển kinh tế gia đình”. 

Những đóng góp của phụ nữ Mông đã góp phần đưa kinh tế của huyện Mù Cang Chải những bước phát triển đáng kể. Năm 2023, toàn huyện Mù Cang Chải giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%, vượt 148 hộ so với kế hoạch. Huyện đã ra mắt 12/12 bản đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số bản nông thôn mới toàn huyện lên 26 bản. 

Chị Sùng Thị Mỷ cho biết thêm: "Không chỉ nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, các chị em phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phương. Họ là nòng cốt trong các phong trào: "5 không, 3 sạch", Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc". 

Thực tế cho thấy, phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải còn rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như: thiếu vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, trình độ quản lý còn yếu… Do đó, để tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ Mông trong phát triển kinh tế, cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự đồng lòng của cộng đồng. Theo đó, các cấp, các ngành cần tiếp tục có sự quan tâm, đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế cho phụ nữ Mông; hỗ trợ họ về vốn, kỹ thuật, khoa học công nghệ và thông tin thị trường; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ; nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh cho phụ nữ Mông… 

Tin rằng, với sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của cộng đồng, phụ nữ Mông Mù Cang Chải sẽ tiếp tục vươn lên, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm đưa Mù Cang Chải ra khỏi danh sách những huyện nghèo của cả nước.

Hồng Oanh

Tags phụ nữ Mông làm kinh tế Mù Cang Chải

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục