Luật Đất đai sửa đổi và những tác động khi có hiệu lực

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2024 | 7:31:18 AM

YênBái - Luật Đất đai 2024 bỏ quy định về khung giá đất của Chính phủ; quy định cụ thể nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất; quy định bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026, được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất từ ngày 01/01 của năm tiếp theo.

Đồng chí Lê Công Tiến - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái
Đồng chí Lê Công Tiến - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái

Luật Đất đai 2024 với hàng loạt điểm mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những điểm mới của luật, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã trao đổi với đồng chí Lê Công Tiến - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái về vấn đề này.

P.V: Được biết, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều điểm mới mang tính đột phá và khắc phục những bất cập của pháp luật hiện nay. Xin đồng chí cho biết những điểm mới cơ bản nhất của Luật này?

Đồng chí Lê Công Tiến: Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều với những điểm mới trọng tâm sau đây:

Quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đất ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cho cá nhân là người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS... 

Tại Điều 79 của Luật đã quy định cụ thể 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này phải là các dự án: (1) xây dựng công trình công cộng; (2) xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp;… 

Luật Đất đai năm 2024 mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại địa phương; mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa cho cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong hạn mức được giao đất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, khoa học kỹ thuật có quyền tiếp cận đất đai, đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa; bổ sung quy định người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa, được sử dụng một phần diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp… nhưng không được làm thay đổi loại đất đã được xác định theo quy định của Luật... 

P.V: Về phía cơ quan quản lý nhà nước, đồng chí đánh giá Luật Đất đai được sửa đổi lần này có tác động như thế nào đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh?

Đồng chí Lê Công Tiến: Luật Đất đai năm 2024 là dự án luật lớn, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định mới, góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn, những vướng mắc, khó khăn, bất cập… liên quan đến chính sách đất đai hiện nay cho các địa phương, trong đó có tỉnh Yên Bái. Cụ thể như: chính sách hỗ trợ đất ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cho người DTTS; quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường; quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai, cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất, các trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo đúng tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương.

Một trong những nội dung quan tâm của người dân liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Luật Đất đai (sửa đổi) quy định sửa đổi, bổ sung nguyên tắc bồi thường theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường, như: được bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở phù hợp với nhu cầu của người có đất bị thu hồi và quỹ đất của từng địa phương. 

Mở rộng thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với sự tham gia của đại diện HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đại diện của người sử dụng đất có đất bị thu hồi… 

Một trong những nội dung mới nổi bật của Luật Đất đai 2024 là bỏ quy định về khung giá đất của Chính phủ; quy định cụ thể nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất; quy định bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026, được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất từ ngày 01/01 của năm tiếp theo. 

Đặc biệt, đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của Trung ương, góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

P.V: Để sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Lê Công Tiến: Để Luật đất đai năm 2024 nhanh chóng đi vào cuộc sống, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch triển khai, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tập huấn các nội dung Luật Đất đai năm 2024, các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh với các nội dung: tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để người sử dụng đất nắm được những quy định cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai. 

Nâng cao nhận thức cho các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và mỗi cá nhân đối với việc thực hiện Luật Đất đai, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai nói riêng và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về đất đai nói chung. Xây dựng kế hoạch tập huấn tại cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn bị tốt các nội dung để tổ chức thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất. Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật Đất đai. 

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu văn bản báo cáo UBND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành phải tham mưu ban hành các quy định tại địa phương theo sự phân cấp được giao trong Luật Đất đai năm 2024 nhằm phù hợp với thực tế tại địa phương, phấn đấu thời gian hoàn thành trong tháng 5/2024.

 P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!    

Hồng Duyên (thực hiện)

Tags Luật Đất đai sửa đổi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam, khẳng định sự lành mạnh của tình hình tài chính Việt Nam đã hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý I. Xu hướng tích cực trong quý đầu tiên này có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2024.

Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục