Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày dân số Việt Nam năm 2022

Mù Cang Chải đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/12/2022 | 1:58:44 PM

YênBái - Huyện Mù Cang Chải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Cán bộ dân số huyện Mù Cang Chải tuyên truyền cho người dân phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Cán bộ dân số huyện Mù Cang Chải tuyên truyền cho người dân phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Bản Lìm Thái, xã Cao Phạ là nơi sinh sống của 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu đều là dân tộc Thái. Trước đây, tình trạng tảo hôn xảy ra phổ biến khiến cuộc sống của người dân quẩn quanh trong cái nghèo. 

Chị Vì Thị Thương lấy chồng năm 2010 khi vừa tròn 16 tuổi. Hiện tại, chị là mẹ của 4 con. Vì kết hôn sớm, lại sinh con ngay khi tuổi còn trẻ, chồng đi làm thuê ở xa, chị Thương ở nhà chăm con nhỏ, đứa con thứ 2 lại đau ốm nên gia đình chị luôn trong cảnh túng thiếu. Trước đây, mỗi năm, bản Lìm Thái có từ 5 đến 6 trường hợp tảo hôn thì từ năm 2020 trở lại đây, tình trạng này hoàn toàn chấm dứt, không còn trường hợp nào. 

Em Vì Thị Hương ở bản Lìm Thái - một trong những trường hợp được cán bộ dân số xã vận động không tảo hôn chia sẻ: "Bố mẹ em mất sớm, em là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Học hết lớp 9, em có ý định lấy chồng để giúp các em có điều kiện học tập. Tuy nhiên, sau khi được cộng tác viên dân số của bản đến tuyên truyền, giải thích về tác hại của việc lấy chồng khi chưa đủ tuổi, em quyết định tạm dừng việc kết hôn sớm để tập trung đi làm nương nuôi 2 em ăn học”.

Những hệ lụy của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống làm người dân mất đi cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm tốt, cải thiện điều kiện sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, làm suy giảm giống nòi... 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là do các hủ tục vẫn còn tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc xử phạt hành chính trong vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình tại cơ sở chưa thật sự tốt; công tác tuyên truyền về hệ lụy tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các trường học còn hạn chế, học sinh từ cấp THCS yêu sớm, dẫn đến tảo hôn xảy ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. 

Trước tình trạng trên, năm 2020, tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 191-KH/TU ngày 18/4/2020 về thí điểm việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và xuất nhập cảnh trái phép của huyện Văn Chấn. 

Tại huyện Mù Cang Chải, sau 2 năm triển khai Kế hoạch, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nếu như năm 2019, huyện Mù Cang Chải có 89 trường hợp tảo hôn, năm 2020 có 47 trường hợp, năm 2021 có 27 trường hợp thì năm 2022 trên địa bàn chỉ còn 13 trường hợp. 

Tình trạng hôn nhân cận huyết thống chuyển biến tích cực, nếu như năm 2020 có 2 trường hợp thì trong năm 2022 không có trường hợp nào. Tuy nhiên, kết quả chưa thật sự bền vững, nguy cơ tảo hôn còn cao, tình trạng tảo hôn còn xảy ra ở độ tuổi thấp hơn nhiều so với quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn…

Việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại huyện Mù Cang Chải là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài. Vì vậy, thời gian tới, huyện cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp giữa chính quyền các ban, ngành và các đoàn thể các cấp nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức. 

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp cơ sở…

Thu Hiền

Tags Yên Bái tảo hôn hôn nhân cận huyết thống tuyên truyền vận động dân tộc thiểu số

Các tin khác
Cán bộ dân số xã Việt Cường, huyện Trấn Yên tuyên truyền chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình cho người dân.

Nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ ba, cấp ủy, chính quyền xã Việt Cường, huyện Trấn Yên đã tích cực triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, công tác truyền thông được xác định là khâu quan trọng, không chỉ góp phần thay đổi nhận thức mà còn thay đổi hành vi của người dân trong thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

Thời tiết miền Bắc sắp chuyển mưa rét.

Từ hôm nay (26/12), miền Bắc chấm dứt đợt rét khô kéo dài nhiều ngày qua. Từ mai (27/12), trời chuyển mưa rét. Miền Trung tăng mưa, Nam Bộ se lạnh về đêm và sáng.

Thưởng Tết thể hiện sự đãi ngộ cho những cống hiến trong thời gian qua của người lao động. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Một số tỉnh, thành tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có thông tin về tình hình thưởng Tết của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn năm 2023.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, các cặp vợ chồng người Mông đã thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ và chăm lo tốt cho con cái.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, xác định mục tiêu: duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số (DS) vàng, thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Những năm qua, Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục