Bị cáo Trần Quí Thanh cùng 2 con gái hầu tòa

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/4/2024 | 9:08:02 AM

Sáng nay (23.4), 3 cha con ông Trần Quí Thanh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc cho vay bằng "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng của 4 người bị hại.

Bị cáo Trần Quí Thanh và bị cáo Trần Ngọc Bích (áo đen ngồi sau bên phải)
Bị cáo Trần Quí Thanh và bị cáo Trần Ngọc Bích (áo đen ngồi sau bên phải)

Theo lịch xét xử, từ ngày 23 - 25.4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Quí Thanh (71 tuổi) cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương (43 tuổi) và Trần Ngọc Bích (40 tuổi) cùng về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Vụ án có 4 cá nhân được xác định là người bị hại, gồm các ông, bà: Đặng Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Chung, Lâm Sơn Hoàng và Nguyễn Huy Đông. 35 cá nhân khác được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, từ năm 2019 - 2020, các bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương thông qua môi giới đã cho các ông, bà Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung và Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3%/tháng.

Tuy nhiên, các bị cáo yêu cầu các chủ tài sản, dự án phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay.

Khi chủ tài sản, cổ phần của dự án (bên vay) thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận thì các bị cáo nại lý do để không trả lại tài sản cho chủ tài sản.

Vụ thứ nhất, thông qua môi giới, bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương cho ông Lâm Sơn Hoàng vay 115 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng, sang tên từ ông Lâm Sơn Hoàng, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Nghĩa (cháu ông Hoàng) cho Trần Uyên Phương 4 thửa đất tại xã Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức; với lãi suất 3%/tháng, lãi phạt chậm trả 4,5%, giả cách bằng các cam kết bán lại.

Đến khi ông Lâm Sơn Hoàng chuẩn bị đủ tiền để trả thì phía Trần Quí Thanh lấy lý do ông Hoàng chậm trả, không cho chuộc lại tài sản. Cơ quan tố tụng xác định giá trị chiếm đoạt là hơn 80 tỉ đồng.

Vụ thứ hai, thông qua môi giới, bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương cho ông Nguyễn Huy Đông vay 80 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng từ ông Nguyễn Huy Đông cho Trần Uyên Phương 2 thửa đất tại địa chỉ 643 và 643A Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân; với lãi suất 3% mỗi tháng; lãi phạt chậm trả 4,5%, giả cách bằng các cam kết bán lại.

Đến khi ông Nguyễn Huy Đông chuẩn bị đủ 80 tỉ đồng để nhận lại 2 thửa đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 15 tỉ đồng, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 38 tỉ đồng.

Vụ thứ ba, cũng thông qua môi giới, bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương cho ông Nguyễn Văn Chung vay 35 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng từ ông bà Lâm Hoàng (là chủ đất cũ, bán cho ông Chung) cho Trần Uyên Phương 29 thửa đất tại P.An Lạc, Q.Bình Tân; với lãi suất 3%/tháng.

Đến khi ông Nguyễn Văn Chung chuẩn bị đủ 35 tỉ đồng để nhận lại 29 thửa đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 14 tỉ đồng, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 48 tỉ đồng.

Vụ thứ tư, cũng thông qua môi giới, bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích cho bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh) vay 500 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng cổ phần Công ty Minh Thành, thỏa thuận hứa chuyển nhượng dự án Nhơn Thành cho Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và phía Công ty TCS với lãi suất 3%/tháng; lãi phạt chậm trả 4,5%/tháng, che đậy bằng cam kết bán lại.

Đến khi phía bà Đặng Thị Kim Oanh chuẩn bị đủ số tiền 500 tỉ đồng thì phía Trần Quí Thanh nại ra các lý do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên mất quyền mua lại, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt dự án Minh Thành là hơn 427 tỉ đồng, dự án Nhơn Thành hơn 453 tỉ đồng.

Như vậy, tổng giá trị chiếm đoạt của các bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đối với các tài sản của 4 bị hại là hơn 1.048 tỉ đồng.

(Theo TNO)

Các tin khác
Giao dịch ở các ngân hàng. Ảnh minh họa.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.

Ông Đặng Việt Hà tại cơ quan điều tra (Ảnh: Công an cung cấp).

Ông Đặng Việt Hà bị cáo buộc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý và phải có trách nhiệm đối với số tiền nhận hối lộ 40 tỷ đồng.

Ông Dương Văn Thái.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Quyết định truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vừa bị đề nghị truy tố thêm tội danh. Theo CQĐT, cùng với lời khai của những người liên quan, trong đó có lời khai của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt và tài liệu khác, đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của bà Nhàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục