Dâng hương tưởng niệm 996 năm Ngày mất Đức vua Lý Thái Tổ

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2024 | 1:54:19 PM

Sáng 11-4 (tức mùng 3 tháng 3, âm lịch), Lễ dâng hương tưởng niệm 996 năm Ngày mất Đức vua Lý Thái Tổ (1028-2024) đã diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Các đoàn đại biểu và nhân dân thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức vua Lý Thái Tổ.
Các đoàn đại biểu và nhân dân thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức vua Lý Thái Tổ.

Tham gia dâng hương tưởng niệm có lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của thành phố; đại diện các quận, huyện, thị xã; nhân dân Thủ đô và du khách.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với công ơn to lớn của Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn và các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; nguyện nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Đức vua Lý Thái Tổ là vị vua anh minh mở ra vương triều Lý, là vị vua có công với đất nước và với Thủ đô Hà Nội. Ông sinh năm 974, người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là làng Dương Lôi, phường Tân Hồ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Với tầm nhìn sáng suốt mang tính chiến lược, năm 1010, ông dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên là Thăng Long với khát vọng về một vận nước bền lâu, quốc gia thịnh vượng, phồn vinh, trăm dân, muôn họ được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Quyết định lịch sử, với tầm nhìn xa, trông rộng của một bậc minh vương kiệt xuất đã mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của Kinh đô Thăng Long và quốc gia Đại Việt.

Trong thời gian trị vì (1009-1028), Đức vua Lý Thái Tổ đề ra nhiều chính sách sáng suốt phát triển đất nước về mọi mặt. Đặc biệt, tầm nhìn trong việc lựa chọn đất đóng đô đã đưa Lý Thái Tổ thành vị vua chói sáng nhất trong số các vị vua tài giỏi của lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua hơn 1.000 năm biến động của lịch sử, Kinh đô Thăng Long - Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn luôn khẳng định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước.

Ngày giỗ Đức vua Lý Thái Tổ hằng năm là ngày nhân dân Thủ đô và cả nước thể hiện lòng thành kính tri ân Đức vua. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và vì dân giữ nước, đồng thời, là cơ hội quảng bá ra thế giới về hình ảnh di sản Hoàng thành Thăng Long giá trị về vật thể, phi vật thể, đã tồn tại hàng nghìn năm.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Lễ Phật đản trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tổ chức trang trọng, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo.

Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục