
Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận 160 thống nhất chủ trương tổ chức lại các chi cục thuế, thống kê và bảo hiểm xã hội khu vực theo số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập.

Bộ Nội vụ đề xuất mỗi xã sẽ tổ chức 3 phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã. Đối với các xã, phường, đặc khu có quy mô dân số trên 60.000 người được bố trí thêm không quá 1 phòng.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thời kỳ đầu Chính phủ mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức bộ máy chỉ gồm 13 bộ, đến năm 1946 còn 10 bộ. Khi được hỏi về việc cắt giảm đầu mối, Người nói: “Vì nước mình nhỏ nên không cần nhiều bộ”. Câu nói giản dị mà rất căn cốt.

Bộ Nội vụ đã đề xuất dự thảo nghị định mới, trong đó thiết kế chế độ, chính sách cho người hoạt động không chuyên trách ở xã nghỉ việc do sắp xếp cấp xã.

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa hướng dẫn việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương khi bỏ cấp huyện.

Thủ tướng yêu cầu chậm nhất 15/6 trình ban hành 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày 29/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 269/TB-VPCP kết luận của Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy 3 tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông về triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2023 về tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ quy định 4 nhóm đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế.

Dự kiến từ 1/7, tại 34 tỉnh, thành phố sẽ có 355 Tòa án nhân dân khu vực (không còn tòa án cấp quận, huyện).

Đảng ủy Bộ Nội vụ được giao chủ trì khẩn trương tham mưu hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cũng như chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.