Văn Yên đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/3/2022 | 7:33:38 AM

YênBái - Văn Yên phấn đấu đến năm 2025 trở thành địa phương đứng đầu trong 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số; 14 chỉ tiêu cụ thể trên 3 trụ cột của chuyển đổi số là chính quyền số; kinh tế số; xã hội số; 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chung; 4 nhóm hạng mục, phần việc cụ thể với tổng số 58 việc.

Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Văn Yên tiếp nhận, xử lý nhiều thủ tục bằng hình thức trực tuyến, giảm thiểu thời gian cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Văn Yên tiếp nhận, xử lý nhiều thủ tục bằng hình thức trực tuyến, giảm thiểu thời gian cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

18 hạng mục, phần việc trọng tâm trong Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 

Xác định được tầm quan trọng của thực hiện Nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XIX về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và yêu cầu cấp thiết của công cuộc CĐS đối với sự phát triển của địa phương, huyện Văn Yên đã đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành huyện đứng đầu trong các địa phương của tỉnh về CĐS. Theo đó, nhiều giải pháp quyết liệt được huyện chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình CĐS hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

CĐS được triển khai thực hiện trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đặc biệt là nhận thức của cán bộ và người dân còn hạn chế như huyện Văn Yên thì đây vẫn thực sự là vấn đề mới và khó. Cấp ủy và chính quyền huyện xác định đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với sự phát triển của địa phương, là nhiệm vụ "không thể không làm”, "không thể trì hoãn”. 

Kế thừa và phát huy kết quả của Đề án xây dựng chính quyền điện tử huyện Văn Yên, giai đoạn 2016 -2020, ngay sau khi Tỉnh ủy có Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 về CĐS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên đã ban hành Chương trình hành động, đồng thời chỉ đạo UBND huyện ban hành Đề án CĐS huyện Văn Yên giai đoạn 2021 - 2025 cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy. 

Đề án CĐS của huyện đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Văn Yên trở thành địa phương đứng đầu trong 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái về CĐS; 14 chỉ tiêu cụ thể trên 3 trụ cột của CĐS là chính quyền số; kinh tế số; xã hội số; 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chung; 4 nhóm hạng mục, phần việc cụ thể với tổng số 58 việc. 

Bên cạnh các hạng mục, phần việc thụ hưởng từ các chương trình, đề án, chính sách của cấp trên, nhất là từ Đề án đô thị thông minh của tỉnh Yên Bái và các hạng mục, phần việc vận động doanh nghiệp thực hiện, Đề án CĐS huyện Văn Yên giai đoạn 2021 - 2025 xác định 18 hạng mục, phần việc trọng tâm huyện sẽ làm chủ đầu tư thực hiện, với tổng kinh phí 9,5 tỷ đồng, phân kỳ thực hiện trong 5 năm 2021 - 2025. Nguồn kinh phí được cân đối bố trí từ ngân sách huyện. 

Phạm vi triển khai Đề án hướng đến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; triển khai các nền tảng và ứng dụng số trọng điểm trong xây dựng chính quyền số tại Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền, trong lĩnh vực giáo dục, y tế và triển khai điểm CĐS tại thị trấn Mậu A và xã Đông Cuông.

Củng cố, nâng cấp hạ tầng, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng trên nền tảng số 

Cùng với tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy; Chương trình hành động số 18 của Huyện ủy sâu rộng trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, huyện Văn Yên đã rà soát, củng cố, nâng cấp hạ tầng, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng nền tảng phục vụ công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

100% các cơ quan, đơn vị có mạng LAN (mạng nội bộ), mạng TSLCD (truyền số liệu chuyên dùng) được kết nối thông suốt; 100% cán bộ, công chức có máy tính sử dụng; phủ sóng điện thoại di động và Internet đến 100% các thôn, tổ dân phố; tỷ lệ dân số được tiếp cận dịch vụ di động 4G đạt 95%; tỷ lệ hộ dân có điện thoại thông minh đạt 96%.


Lãnh đạo huyện Văn Yên đối thoại trực tuyến với F0 trên nền tảng số. 

Cùng với đó, huyện Văn Yên đã duy trì 1 điểm Wifi truy cập Internet miễn phí; phát triển hệ thống camera giám sát an ninh. Ngoài 2 điểm 4 mắt được lắp đặt theo Đề án đô thị thông minh của tỉnh, huyện đã vận động nguồn xã hội hóa lắp đặt được 249 camera giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các xã, thị trấn. 

Huyện chỉ đạo rà soát, bổ sung duy trì hoạt động của 656 tài khoản phần mềm quản lý văn bản và điều hành; 100% cơ quan, đơn vị của huyện, UBND các xã, thị trấn được cấp chữ ký số; 100% cán bộ, công chức, viên chức huyện, xã, thị trấn được cấp tài khoản hòm thư điện tử công vụ tên miền @yenbai.gov.vn với 600 tài khoản; duy trì hệ thông tin nhắn mời họp SMS của Huyện ủy, UBND huyện; thí điểm sử dụng hệ thống phòng họp thông minh không giấy tờ E-cabinet của Huyện ủy, UBND huyện. 

Huyện cũng đã triển khai có hiệu quả các nền tảng ứng dụng CĐS như: các nền tảng số ngành y tế (PC COVID-19, Sổ sức khỏe điện tử...), các nền tảng dạy học, họp trực tuyến (Zoom, Google Meet,…), các nền tảng số phục vụ mua bán, thanh toán điện tử, mạng xã hội…

Xã Xuân Ái được UBND huyện Văn Yên lựa chọn là địa phương thí điểm triển khai hệ thống truyền thanh công nghệ 4.0 - truyền thanh thông minh. Đây là hệ thống truyền thanh hiện đại ứng dụng công nghệ số do Mobifone Yên Bái chủ trì triển khai. Hệ thống có chức năng chuyển thể văn bản thành giọng nói, thay thế phát thanh viên thông qua công nghệ Text-to-speech. Qua đó, đã góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tại địa phương. 

Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, huyện chủ động thích ứng linh hoạt chuyển áp dụng công nghệ số trong triển khai Hệ thống tư vấn, hội chẩn khám bệnh từ xa (Telemedicine) với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và Bệnh viện Việt - Đức; đã tổ chức triển khai có hiệu quả các nền tảng ứng dụng CĐS như: phối hợp với Viettel Yên Bái lắp đặt, xây dựng quy chế vận hành tạm thời và thí điểm vận hành hệ thống hội chẩn khám bệnh từ xa - Telehealth kết nối giữa Trạm Y tế xã Đông Cuông với Trung tâm Y tế huyện Văn Yên; triển khai nhiều cuộc đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo huyện, lãnh đạo ngành y tế với các trường hợp F0, F1 từ xa... giúp giảm tải cho hệ thống y tế cơ sở, giảm chi phí, thời gian, công sức của nguồn lực xã hội, củng cố niềm tin của người dân với chính quyền, tình hình dịch bệnh trên địa bàn được kiểm soát tốt. 

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong thực tiễn

Cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án CĐS, huyện Văn Yên đã phát động phong trào thi đua trong các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn ít nhất 1 phần việc CĐS để đăng ký thực hiện hưởng ứng "Năm đột phá về CĐS huyện 2022”. Đã có 86 phần việc CĐS được 77 cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đăng ký thực hiện. 

Tuyên truyền, vận động đưa sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản chủ lực của huyện lên Sàn thương mại điện tử Postmatk.vn, Voso.vn. Đến nay, đã đưa được trên 30 sản phẩm lên 2 sàn thương mại điện tử là Postmatk.vn và Voso.vn; xây dựng Trang Chợ thương mại điện tử Văn Yên. 

Thí điểm nội bộ sử dụng nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” phục vụ sinh hoạt chi bộ tại Chi bộ Văn hoá - Y tế. Qua đó, đã rút kinh nghiệm, tham gia ý kiến với cấp trên, đồng thời đã tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm sử dụng nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái" tại 4 chi, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện.

Huyện chỉ đạo thành lập tổ công nghệ cộng đồng tại 25/25 xã, thị trấn, tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn tại 172/172 thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Đội ngũ này đã giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các phần việc, hạng mục về chuyển đổi số do các cấp, các ngành chủ trương thực hiện trên địa bàn.  

Với nhiều giải pháp được triển khai bài bản, đồng bộ, quyết liệt, huyện Văn Yên đặt mục tiêu quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 trở thành địa phương đứng đầu các huyện, thị, thành phố của Yên Bái về CĐS, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhanh, bền vững.

Hồng Vân

Tags Văn Yên chuyển đổi số Nghị quyết số 51 chính quyền số kinh tế số xã hội số OCOP

Các tin khác
Cán bộ thuế hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thao tác kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Những năm gần đây, việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), trên mạng xã hội: zalo, facebook ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì xu hướng mua sắm trực tuyến càng phát triển mạnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn và các đại biểu được giới thiệu về ứng dụng eTax Mobile.

Sáng 21/3, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Cổng thông tin điện tử (TTĐT) dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) và triển khai ứng dụng eTax Mobile. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị.

Y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khai thác hiệu quả thiết bị được trang bị.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã sử dụng hệ thống chữ ký điện tử của bác sĩ, điều dưỡng, thiết bị ký số của bệnh nhân bằng chữ ký và vân tay, đang hoàn thiện những đánh giá cuối cùng để đề nghị Bộ Y tế công nhận bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử trong thời gian sớm nhất. Dự kiến, Bệnh viện nằm trong tốp 50 bệnh viện đầu tiên/1.400 bệnh viện công bố sử dụng bệnh án điện tử của cả nước.

Khách hàng chọn mua hàng nông sản của Yên Bái trên Trang thương mại điện tử voso.vn.

Chuyển đổi số (CĐS) trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT) là số hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc; sử dụng thương mại điện tử (TMĐT) nhằm tăng hiệu quả kinh doanh... Đây chính là cơ hội để khu vực KTTT tỉnh Yên Bái chuyển mình, phát triển nhanh và bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục