Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt 18,5% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp đến năm 2025

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/11/2023 | 3:36:23 PM

YênBái - Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.
HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Để đạt mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tổ chức triển khai mô hình thôn chuyển đổi số, làng chuyển đổi số, xã chuyển đổi số gắn với mục tiêu chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. 

Trong đó, tập trung nhân rộng các mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi số hiệu quả; nghiên cứu, phổ biến các nền tảng số do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai; xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế số nông nghiệp tỉnh Yên Bái. 

Hỗ trợ triển khai rộng nền tảng truy xuất nguồn gốc thông minh theo Tiêu chuẩn Việt Nam và theo Tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm lâm, nông sản, thủy sản nhằm nâng cao giá trị và phát triển thị trường sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp; xây dựng, phát triển các mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp số.

Ngoài ra, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng số cho người nông dân thông qua các nền tảng số, đào tạo trực tuyến, liên tục phát triển kỹ năng và tri thức số cho người nông dân, ưu tiên nhóm kỹ năng về sử dụng, khai thác các sàn giao dịch điện tử, thanh toán điện tử…

Thanh Chi

Tags Yên Bái nông lâm nghiệp thủy sản nông dân nông thôn ứng dụng công nghệ số công nghệ cao kinh tế nông nghiệp kinh tế số

Các tin khác
Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các thành viên HTX Quế Khánh Thành giới thiệu sản phẩm và giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các ứng dụng trên môi trường internet.

Đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái, chuyển đổi số đã góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý, mang đến những trải nghiệm các dịch vụ từ công đến tư một cách thuận tiện, nhanh chóng cho người dân. Từ đó đã nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho nhân dân.

Chiều 22/11, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN)” năm 2023. Dự buổi Tọa đàm có đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam.

Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng được lắp đặt tại tòa nhà điều hành đô thị thông minh tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có 41 thành viên đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của các sở, ban, ngành, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục