Quần đảo Trường Sa được giải phóng trước thời khắc lịch sử

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/4/2025 | 2:28:46 PM

Ngày này 50 năm trước (29/4/1975-29/4/2025), Quân chủng Hải quân và lực lượng của Quân khu 5 đã giải phóng quần đảo Trường Sa, đúng một ngày trước khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Bộ đội ta canh gác tại đảo Trường Sa (Ảnh: Vùng 4 Hải quân).
Bộ đội ta canh gác tại đảo Trường Sa (Ảnh: Vùng 4 Hải quân).

Quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cách bán đảo Cam Ranh 480km, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tháng 10/1974, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã đề xuất ý kiến giải phóng Trường Sa và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhất trí về mặt chủ trương.

Sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột, Quân ủy Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa giải phóng các đảo và quần đảo do chính quyền Sài Gòn đang chiếm giữ.

Tại cuộc họp ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị đã đồng ý với kiến nghị của Quân ủy Trung ương và được ghi vào nghị quyết: Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân địch đang chiếm giữ.

Sau khi quân ta giành thắng lợi trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị: Tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa vì quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo tài liệu từ Vùng 4 Hải Quân, đúng 4h ngày 11/4/1975, các tàu vận tải 673, 674, 675 chở Đoàn C75 bí mật rời quân cảng Đà Nẵng ra giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa với phương châm tác chiến "bí mật, bất ngờ tấn công".

Trong quá trình di chuyển, các tàu của ta gặp máy bay địch trinh sát. Tuy nhiên, cả ba tàu 673, 674, 675 đã được cải trang thành tàu đánh cá nước ngoài nên không bị địch phát hiện và tấn công.


Lực lượng hải quân tuần tra, canh gác, sẵn sàng chiến đấu trên quần đảo Trường Sa (Ảnh: Vùng 4 Hải Quân).

Đến 4h30 ngày 14/4/1975, sau 2 quả đạn B41 được bắn lên đảo, mở đầu trận đánh, nhiều mũi đồng loạt tiến công vào các mục tiêu, công sự của quân đội Việt Nam Cộng hòa ở trên đảo. Do bị tấn công bất ngờ, quân địch trên đảo chống trả yếu ớt.

Đến 5h15 ngày 14/4/1975, đảo Song Tử Tây được giải phóng, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên đỉnh cột, trước bia chủ quyền của đảo.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa điều 2 tàu chiến từ Vũng Tàu ra định phản kích chiếm lại đảo. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ lực lượng ta, mặt khác, lúc này trên đất liền, tuyến phòng thủ Phan Rang bị vỡ nên lực lượng ứng cứu của quân đội Việt Nam Cộng hòa hết sức hoang mang, dao động, không dám tấn công mà quay về tăng cường phòng thủ đảo Nam Yết.

Sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây, Bộ Tư lệnh tiền phương ở Đà Nẵng chỉ thị lực lượng canh phòng chặt chẽ, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bố trí lực lượng ở lại bảo vệ đảo.

Những ngày sau đó, quân ta đồng loạt tấn công các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa và giành thắng lợi.

Đến ngày 29/4/1975, quân ta giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa, đúng một ngày trước khi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.


Trẻ em đến lớp học tại huyện Trường Sa (Ảnh: Vùng 4 Hải quân).

Theo Vùng 4 Hải quân, việc giải phóng các đảo trên quần đảo Trường Sa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là vùng biển, đảo thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam, phải giải phóng để thực hiện thống nhất đất nước.

Cũng theo Vùng 4 Hải quân, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cũng đã kịp thời ngăn chặn âm mưu chiếm đảo của một số quốc gia trong khu vực.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Giải phóng đảo Song Tử Tây

Hòa chung khúc ca khải hoàn của Đại thắng Mùa Xuân 1975, cách đây tròn nửa thế kỷ, một chiến công thầm lặng mà vang dội đã diễn ra giữa biển khơi: ngày 29/4, quần đảo Trường Sa được giải phóng hoàn toàn. Sự kiện này không chỉ hoàn thiện những nét vẽ cuối cùng trên bản đồ Tổ quốc thống nhất mà còn là lời khẳng định đanh thép về chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam.

Cờ Tổ quốc bằng gốm ở đảo Trường Sa.

Ở quần đảo Trường Sa, mỗi viên gạch, mỗi mảnh gốm đều mang sứ mệnh về chủ quyền Tổ quốc. Những viên gạch đỏ in biểu tượng Quốc huy làm nền móng cho mọi công trình; những mảng gốm trang trí... đều được nung từ đất mẹ, vượt hải trình sóng gió ra đảo trở thành hồn cốt lịch sử, văn hóa Việt giữa biển trời xa thẳm.

Sáng ngày 19/4, Tàu KN 491 đã đưa đoàn công tác số 9 gồm hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, bộ, ban, ngành, các tỉnh thành, doanh nghiệp trên cả nước trở về Cảng Quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái có 19 thành viên do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn.

Kiểm tra đăng ký lồng bè nuôi thủy sản trên vịnh Cam Ranh.

Ngày 17-4, các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Tiểu đoàn 458 phối hợp với lực lượng liên ngành của TP. Cam Ranh tổ chức tuần tra, kiểm soát khu vực vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục