Hoãn hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do COVID-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/4/2020 | 11:10:12 AM

Ngày 1/4, Chính phủ Anh thông báo, hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên hợp quốc (LHQ) về Biến đổi Khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 19/11 tại thành phố Glasgow, Scotland sẽ bị hoãn do đại dịch viêm đương hô hấp cấp COVID-19.

Hội nghị thượng đỉnh COP26 về biến đổi khí hậu sẽ được hoãn sang năm 2021 do đại dịch COVID-19.
Hội nghị thượng đỉnh COP26 về biến đổi khí hậu sẽ được hoãn sang năm 2021 do đại dịch COVID-19.

Trong một công bố, Chính phủ Anh cho biết: "Do những ảnh hưởng tiếp tục của dịch COVID-19 khắp thế giới, việc tổ chức hội nghị COP26 mang nhiều tham vọng vào tháng 11/2020 đã không còn khả thi". "Hội nghị sẽ được lùi sang năm 2021 và ngày dự kiến sẽ được công bố sau”. Công bố cũng nhấn mạnh, quyết định trên được các bên tham gia Công ước khung LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) đưa ra cùng với Anh và đối tác Italy.

Dẫn lời Chủ tịch COP26 Alok Sharma cho biết, các cuộc đàm phán bị hoãn lại vì các quốc gia cần tập trung ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Ông Sharma cho rằng, thế giới đang phải đối mặt với "một thách thức toàn cầu chưa từng có” và các quốc gia "đang tập trung mọi nguồn lực cho cuộc chiến chống lại đại dịch này”. Vì vậy, "đó là lý do chúng tôi quyết định hoãn lại hội nghị COP26”, ông cho hay.

Theo kế hoạch ban đầu, khoảng 30.000 đại biểu, bao gồm 200 nhà lãnh đạo thế giới, các chuyên gia và các nhà vận động về biến đổi khí hậu sẽ cùng tham gia hội nghị kéo dài 10 ngày này để có các cuộc thảo luận quan trọng nhằm ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong tuyên bố tương tự, Thư ký điều hành của UNFCCC, bà Patricia Espinosa cũng cảnh báo COVID-19 là mối đe dọa khẩn cấp nhất đối với nhân loại hiện nay. "Tuy nhiên chúng ta không nên quên rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại trong tương lai. Chúng ta cần tiếp tục hỗ trợ và kêu gọi các quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ các tham vọng về biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris”, bà cho hay.

Trước đó, tại một diễn biến liên quan, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 1/4 cũng cảnh báo đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) là "cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng nhất”, và nhiều thách thức nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, đồng thời nhấn mạnh virus gây chết người SARS-CoV-2 đang "tấn công vào cốt lõi của xã hội”.

Đây là thông điệp do ông Antonio Guterres đưa ra trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 31/3 nhằm công bố bản báo cáo của Liên hợp quốc có tựa đề: "Chia sẻ trách nhiệm, đoàn kết toàn cầu: Ứng phó với các tác động kinh tế-xã hội do COVID-19 gây ra”.

Tổng thư ký LHQ cho rằng: "Mức độ ứng phó phải phù hợp với quy mô của cuộc khủng hoảng. Đối vơi cuộc khủng hoảng có quy mô lớn, cần phải đưa ra phản ứng mang tính kết hợp và toàn diện, cùng với đó là các phản ứng mang tính quốc tế và quốc gia tuân thủ theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ngày 1/4, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, số người tử vong do COVID-19 đã tăng gấp đôi trong vài tuần qua và sẽ nhanh chóng đạt mức 50.000 người trên toàn thế giới, trong khi đó, số ca lây nhiễm đang tiến dần tới mốc 1 triệu người.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, số ca lây nhiễm đang "gia tăng theo cấp số nhân” trong vòng 5 tuần qua, ảnh hưởng trực tiếp tới từng quốc gia, lãnh thổ và các khu vực khác trên thế giới. Mặc dù châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ là những khu vực ít bị chịu ảnh hưởng hơn, tuy nhiên ông Tedros cũng cảnh báo rằng dịch bệnh có thể gây ra "những hệ quả nặng nề về cả chính trị, xã hội cũng như kinh tế” tại các khu vực này.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 2/4, dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra hiện nay đã lan sang 203 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 930.000 ca nhiễm, trong đó hơn 46.500 người tử vong.

Trong vòng 24h qua, thế giới đã có thêm 70. 246 người mắc bệnh và 4.215 người tử vong. Đã có 193.736 ca phục hồi, 6.88.312 ca phục hồi tốt và 35.023 ca trong tình trạng nguy kịch. Mỹ, Italy và Tây Ban Nha tiếp tục là các điểm dịch "nóng” nhất toàn cầu về đại dịch.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Joe Biden mới đây đã ký ban hành gói viện trợ quân sự nước ngoài, bao gồm 61 tỷ USD hỗ trợ Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục