Thành công đến từ đam mê

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/3/2014 | 9:39:41 AM

YBĐT - Xã Y Can, huyện huyện Trấn Yên (Yên Bái) hôm nay đã có nhiều đổi khác. Một bên sông Hồng ngày đêm chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa, bờ ngô thêm màu mỡ, một bên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang chờ ngày thông tuyến. Những ngôi nhà cao tầng dần thay thế nhà ngói cũ kỹ. Trong những đổi thay đó có đóng góp của các đoàn viên thanh niên.

Gia đình đoàn viên Triệu Quý Hiền hiện có 16 ha rừng.
Gia đình đoàn viên Triệu Quý Hiền hiện có 16 ha rừng.

Đã bước qua tuổi 30, cái tuổi không còn trẻ để lập thân nhưng cũng không quá muộn để lập nghiệp, chàng trai Nguyễn Văn Thắng (thôn Hòa Bình) đã có 6 năm gắn bó với nghề nuôi lợn. Cái nghề mà nhiều người gọi là "ăn cơm nằm" này không thực sự nhàn nhã trong giai đoạn hiện nay. Nào lo chọn giống lợn lớn nhanh, tăng năng suất, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nào lo thức ăn đảm bảo, phòng bệnh tốt.

Nhìn cái dáng người nhỏ nhắn kia, ít ai nghĩ anh Thắng lại là ông chủ trẻ của trang trại ngót nghét 200 con lợn lớn nhỏ trong đó có hơn 30 con lợn nái, mỗi năm trừ chi phí thu về hơn 100 triệu đồng. Mỗi người có một niềm đam mê, và với chàng trai trẻ ở đất Y Can này, chăn nuôi là niềm đam mê lớn nhất.

Anh say mê nghiên cứu những giống lợn tốt, những phương pháp chăn nuôi hiện đại và ứng dụng vào cơ sở của mình. Chả thế mà chỉ từ vài con lợn nái, vài chục con lợn thịt ban đầu năm 2008, với 30 triệu đồng vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội mà giờ anh đã có quy mô hơn 20 ô chuồng với lợn thuộc mọi lứa tuổi.

Nụ cười tươi của chàng thanh niên này cả sự tự tin: "Tôi sẽ tiếp tục mở rộng cơ sở chăn nuôi của mình. Nghề nào cũng có cái khó trong cơ chế thị trường hiện nay. Chăn nuôi cũng vậy, có khi cả 9 tháng vất vả không lãi được đồng nào nhưng chỉ mấy tháng cuối năm đã cho thu hàng trăm triệu".

Mỗi người có một đam mê, một sở thích riêng. Thành công chỉ đến với những người thật sự đam mê. Tổ chức Đoàn đã thắp lửa cùng với thanh niên để biến đam mê đó thành hành động. Nếu như anh Thắng đam mê với chăn nuôi thì anh Triệu Quý Hiền (thôn Minh An) yêu những cánh rừng quê hương. Tình yêu đó được nuôi dưỡng từ khi còn thơ bé khi anh chứng kiến ông anh rồi bố miệt mài khai hoang trồng quế. Những đồi quế thơm mát có sức lôi kéo chàng trai người Dao này gắn bó quê hương sau bao năm lăn lộn tìm kiếm cơ hội ở các tỉnh, thành gần xa.

Sau những chuyến xuôi ngược, anh nhận thấy không đâu bằng mảnh đất quê hương, những gì ông cha để lại là tài sản vô giá. Như nhiều gia đình người Dao khác của vùng đất Yên Bái này, gia đình anh Hiền hiện có 16ha rừng trong đó trồng 12ha quế, còn lại là keo, bồ đề. Mỗi ha quế hiện có giá 120 triệu đồng thì tài sản của gia đình Hiền thật đáng mơ ước với nhiều thanh niên nông thôn. Ngày ngày, vợ chồng anh cần mẫn chăm sóc cho những đồi quế, đồi bồ, đồi keo, tìm tòi những giống mới hợp với đồng đất, kỹ thuật hay để cây phát triển tốt.

Anh Bí thư Chi đoàn của thôn hồ hởi cho biết: "Bây giờ đúng là rừng vàng. Thanh niên ở đây ai cũng muốn gắn bó lâu dài với nghề trồng rừng. Đoàn luôn tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn đầu tư mua cây giống,  phân bón và phối hợp cùng với các ngành chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc".

Phong trào đoàn "5 xung kích, 4 đồng hành" của Đoàn thanh niên xã Y Can đã có hiệu quả tích cực. Hiện thanh niên đã được vay 2,4 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, hầu như những thanh niên lập nghiệp tại quê hương đều được tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế và được hướng dẫn sử dụng đồng vốn hiệu quả.

Ngoài ra, Đoàn xã cũng đã thành lập được những tổ, đội, nhóm thanh niên cùng nhau phát triển kinh tế. Nhận xét về phong trào Đoàn tại Y Can, chị Trịnh Thanh Nga - Phó bí thư Huyện đoàn Trấn Yên cho biết: "Đoàn thanh niên tại Y Can đã làm tốt vai trò cầu nối cho đoàn viên được vay vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phảm và cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình thay vì sản xuất đơn lẻ".

Đây không chỉ là vấn đề của riêng thanh niên xã Y Can mà còn của nhiều địa phương khác. Giải quyết hết những vấn đề này sẽ tạo bước đi vững chắc cho thanh niên trên bước đường lập nghiệp.

Hồng Khanh

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục