Một tấm gương thầy, cô tự học

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/12/2009 | 3:11:49 PM

YBĐT - “Cô giáo Hoàng Thị Lê Na là người tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; có chuyên môn vững vàng và luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo sự hứng thú cho học sinh. Cô là tấm gương tiêu biểu trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” trong năm học 2008 – 2009”. Đó là nhận xét của thầy Đỗ Xuân Hưng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Trấn Yên.

Tôi tìm đến nhà cô giáo Na ở khu 5  thị trấn Cổ Phúc. Trong căn nhà gỗ ba gian đơn sơ nhưng gọn gàng, ấm cúng, cô kể cho tôi nghe duyên nợ. Xuất thân trong một gia đình bố và mẹ đều là giáo viên nên ngay từ nhỏ cô đã được hướng theo nghề giáo của bố mẹ. Ấp ủ ước mơ và niềm tin của bố mẹ, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô đã cố gắng học thật tốt. Năm 1980, tốt nghiệp THPT, cô dự thi và trúng tuyển vào Trường 10+3 Yên Bái (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái), chuyên ngành Toán - Lý.

Không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, trong những năm tháng học tập ở trường, cô luôn cố gắng. Hơn hai năm miệt mài đèn sách, năm 1983, cô tốt nghiệp với tấm bằng khá và được phân công về Trường Báo Đáp - Trấn Yên công tác. Đến năm 1985, cô được điều động về công tác tại Trường cấp II - Cổ Phúc cho đến nay. Cô Na kể: “Hồi học chuyên nghiệp, thiếu thốn, khó khăn mọi bề, chính điều đó càng thôi thúc tôi thực hiện bằng được ước mơ trở thành cô giáo.

26 năm đứng trên bục giảng, năm nào cô Na cũng được nhà trường giao làm chủ nhiệm lớp. Vượt qua nhiều khó khăn, vất vả, cô giáo Na luôn đem hết kiến thức kinh nghiệm và tình yêu nghề của mình truyền thụ cho học sinh thân yêu. Từ khi có cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cô Na là một trong những người đi đầu trong phong trào tự học và sáng tạo, điều mà cô đã làm trong rất nhiều năm nay.

Ngoài việc giảng dạy trên lớp, để có những bài giảng hay, mới, linh hoạt và khoa học, cô không ngừng tìm tòi thêm ở tài liệu, sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng để bổ sung và luôn cập nhật những kiến thức mới phục vụ cho công tác giảng dạy tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy, cô đã nghiên cứu đổi mới nội dung bài giảng theo từng giờ học, tiết học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Ban đầu, cô cho khảo sát chất lượng đầu năm rồi phân ra từng nhóm học tập để ra bài tập dễ hay khó tuỳ vào học lực của từng nhóm, chọn dạng bài tập riêng và mỗi dạng có cách giải riêng để học sinh không chán nản, tạo cho các em không khí thi đua học tập, thích thú và say mê với môn học.

5 năm gần đây, năm nào cô Na cũng có học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh và đạt nhiều giải cao; nhiều năm liền, cô giáo Hoàng Thị Lê Na đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện. Vừa qua, cô vinh dự được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo 5 năm (2005 - 2009). Và niềm hạnh phúc hơn cả với cô đó là sự tiến bộ vượt bậc và thành đạt của lớp lớp trò yêu.

Minh Tuấn

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục